Kính gửi Quý bạn đọc,

Sau cuộc cách mạng phổ cập di động với công nghệ 2G, 4G xuất hiện như bước tiếp theo trong sứ mệnh kết nối, đưa viễn thông lên tầm cao mới tại Việt Nam. Nếu 2G xoá nhoà khoảng cách về liên lạc, thì 4G lại mở ra kỷ nguyên internet di động tốc độ cao, đưa người dân bước vào thế giới số.

Nhờ 4G, hàng triệu người dân lần đầu tiên truy cập internet dễ dàng ngay trên chiếc điện thoại của mình, mang đến cơ hội học tập, làm việc và giải trí chưa từng có. Thói quen của người dân một lần nữa thay đổi mạnh mẽ – việc tra cứu thông tin, xem video, mua sắm online trở nên dễ dàng và nhanh chóng chỉ bằng vài thao tác đơn giản.

Nhờ 4G, ước mơ về việc mỗi người dân có một smartphone trở nên hiện thực. Công nghệ không còn là thứ xa vời, mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Với 4G, Viettel không chỉ tiếp tục sứ mệnh phủ sóng đến mọi miền đất nước mà còn đưa người dân Việt Nam tiếp cận với những tiện ích số hiện đại. Kết nối giờ đây không chỉ dừng lại ở việc gọi điện và nhắn tin, mà là cả một hệ sinh thái số đa dạng, từ giáo dục, y tế, cho đến giải trí, kinh doanh. Tất cả mọi người sẽ nhận được cơ hội số bình đẳng như nhau, dù ở thành thị, nông thôn, miền núi xa xôi hay ngoài hải đảo.

Từ những ngày đầu, Viettel luôn đặt các mục tiêu “phổ cập” gắn liền với trách nhiệm xã hội: phổ cập di động, phổ cập cố định băng rộng… Lời hứa năm 2014 về phổ cập smartphone tiếp tục là cam kết mạnh mẽ của tập đoàn trong việc đưa công nghệ đến với mọi người. Với chiến dịch chuyển đổi "2G-4G" ở giai đoạn nước rút năm 2024, đã đến lúc mọi người dân đều được hưởng tiện ích của xã hội số.

Trân trọng - Ban biên tập.

Năm 2014, lần đầu tiên Viettel tuyên bố ước mơ “mỗi người dân Việt đều có smartphone”. 10 năm sau, cùng với sự vào cuộc của toàn xã hội, ước mơ này đang từng bước trở thành hiện thực.

Cách đây tròn một thập kỉ, những điện thoại thông minh (smartphone) rẻ nhất bán tại Việt Nam nằm trong tầm giá 2 triệu đồng, gần gấp đôi mức lương cơ sở mỗi tháng của người Việt (1.150.000 vnđ/tháng). Ngoài chi phí cần bỏ ra để sở hữu thiết bị, để smartphone thật sự “thông minh”, không chỉ nghe-gọi, thiết bị cần được kết nối Internet.

Với hạ tầng viễn thông thời điểm đó, không phải ở đâu cũng có Internet tốc độ cao. Người ở vùng sâu vùng xa, kể cả có tiền cũng khó có cơ hội “lên mạng”, trải nghiệm cuộc sống số. Theo thống kê của We Are Social và Hootsuite, với gần 80% người Việt Nam lúc bấy giờ, smartphone vẫn là một thiết bị xa xỉ, ngoài tầm với.

Khát khao mang “cơ hội số” đến tất cả mọi người

Năm 2014, Viettel đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: mang smartphone đến với từng người dân Việt Nam. Nếu mỗi người dân Việt Nam đều sở hữu một chiếc smartphone để truy cập Internet với giá rẻ thì đó là một cuộc cách mạng.

Nói như vậy, bởi với sự hiện diện của Internet, smartphone trở thành chìa khoá để người dùng truy cập vào thế giới số với nhiều tiện ích. Từ các ứng dụng giải trí, các giải pháp giáo dục, y tế… đến nguồn tri thức khổng lồ của toàn nhân loại. Tất cả mọi người sẽ nhận được cơ hội số bình đẳng như nhau, dù ở thành thị, nông thôn, miền núi xa xôi hay ngoài hải đảo.

Nhưng bài toán phổ cập không hề đơn giản. Điện thoại thông minh và các gói cước đi kèm phải đủ rẻ để tất cả mọi người có khả năng chi trả. Hạ tầng Internet di động phải vươn đến từng ngõ, từng nhà, phủ từng người. Người dân phải thực sự thấy vấn đề của bản thân được giải quyết nhờ thiết bị này, từ đó kích thích nhu cầu sở hữu.

Từ bài toán lớn, hàng loạt các đầu việc nhỏ được đưa ra, và suốt 10 năm qua, người Viettel đã liên tục hành động để đưa smartphone đến với toàn dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Hành trình 10 năm hành động không ngơi nghỉ

3 năm sau khi tuyên bố, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thông 4G. Chỉ sau hơn 6 tháng triển khai rầm rộ, mạng 4G của Viettel đã có mặt rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, phủ sóng tới 704 quận, huyện, tương đương với gần 99% huyện của Việt Nam. Với vùng phủ toàn quốc lên tới 95% dân số, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên trên thế giới có vùng phủ 4G toàn quốc ngay khi khai trương.

Ở thời điểm đó, 4G Viettel đã tạo nên một cơn sốt, giải quyết câu chuyện tốc độ mạng "như rùa bò" khi truy cập internet bằng 3G. Về chi phí, chỉ với 40.000 đồng, người dùng đã có thể sử dụng mạng 4G của Viettel suốt 1 tháng. Chi thêm vài chục nghìn, số lượng gói cước để lựa chọn tăng lên đáng kể.

Để đảm bảo chất lượng vùng phủ, năm 2020, Viettel công bố bản đồ chất lượng vùng phủ qua Open Networks. “Quyết định này xuất phát từ định hướng chuyển đổi số lấy khách khách làm trung tâm. Thay vì ẩn giấu thông tin, chúng tôi lại muốn khách hàng nhìn thấy thực tế mạng lưới 4G ở khắp nơi trên cả nước, từ đó chủ động hơn trong các hoạt động, lộ trình của mình.” ông Đào Xuân Vũ, Tổng giám đốc Tổng công ty Mạng lưới Viettel (nay là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel) chia sẻ.

Về thiết bị, từ năm 2017, ngay khi Internet phủ sóng rộng rãi, Viettel đã đồng thời phân phối các dòng smartphone với mức giá phù hợp với túi tiền người Việt, phát triển bởi những nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Doanh nghiệp cũng sáng tạo nhiều chương trình hỗ trợ tài chính như trả góp, khuyến mãi khi nâng cấp từ điện thoại phổ thông lên smartphone, trợ giá thiết bị, độc quyền với các ưu đãi giúp người dân dễ dàng tiếp cận công nghệ mới.

Năm 2020, Viettel kết hợp với một nhà sản xuất Việt đưa ra thị trường dòng smartphone với mức giá 600.000 VNĐ, ngang bằng với các điện thoại “cục gạch” chỉ có tính năng nghe-gọi. Mức chi phí này đáp ứng năng lực chi trả của những người thu nhập thấp, tiếp cận tới khách hàng ở khắp mọi miền.

Để thúc đẩy nhu cầu sử dụng smartphone trong các hoạt động hàng ngày, như: giải trí, thanh toán điện tử, giáo dục, y tế, thương mại điện tử, và các dịch vụ công trực tuyến… các ứng dụng số “made by Viettel”, “make in Vietnam” cũng liên tục được ra mắt. Viettel Money (tiền thân là Viettel Pay) ra mắt năm 2018 là ứng dụng phục vụ người dân trên cả nước thực hiện các giao dịch, thanh toán cơ bản, tương thích với mọi dòng điện thoại mà không cần tới tài khoản ngân hàng.

Không dừng lại ở những giải pháp số đơn lẻ, năm 2019, tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Viettel chính thức tuyên bố sứ mệnh cho giai đoạn phát triển thứ 4 là “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số. Tập trung nguồn lực cho việc phát triển các nền tảng và sản phẩm công nghệ, Viettel là đối tác hàng đầu cung cấp các giải pháp số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dịch vụ công…, qua đó kết nối trực tiếp với những người dùng cuối bằng các ứng dụng số.

Chuyen doi 2G 4G-1.png

Những cuộc đời đổi thay

Thực tế đã chứng minh, sự có mặt của những chiếc smartphone đã thay đổi nhiều cuộc đời. Từng biết đến với danh xưng “chàng trai chăn bò”, nổi tiếng với clip nghêu ngao hát đếm số với bài hát tiếng anh được quay bằng chiếc smartphone khi đi chăn bò, Sô Y Tiết nay đã mua đất, xây nhà…

Ngoài những giá trị vật chất mà chàng trai này nhận được, do có nhiều fan hâm mộ người nước ngoài nên Y Tiết đã sử dụng tiếng Anh cho các bài đăng, trả lời bình luận trên TikTok và Instagram của mình. Vì nghỉ học sớm, anh chỉ biết nói một số từ tiếng Anh cơ bản, nhưng nhờ Google dịch, Sô Y Tiết đã có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ này. Một cách nào đó, rõ ràng là tri thức và những kỹ năng mới đã đến với anh.

Không đổi đời như Sô Y Tiết, Thạch Ren, một nông dân tại Trà Vinh, người đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt và mức độ mặn gia tăng, đã sử dụng ứng dụng điện thoại để thường xuyên kiểm tra mực nước trên ruộng lúa.

Ông Ren là một trong những người nông dân đầu tiên tham gia dự án thí điểm kỹ thuật “làm ướt và làm khô xen kẽ” với mục tiêu sử dụng ít nước hơn trong quá trình canh tác lúa. Với smartphone, thay vì phải trực tiếp đến khu vực canh tác để kiểm tra, ông Ren có thể theo dõi mực nước mọi lúc, mọi nơi. Hiện ông chỉ cần bơm nước từ ba đến bốn lần mỗi mùa, tiết kiệm hơn so với phương pháp truyền thống là ông phải bơm nước mỗi khi bề mặt đất hơi khô - thường là khoảng 10 lần mỗi mùa.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện tại tỷ lệ người dùng smartphone ở Việt Nam đã vượt qua 84% dân số. Việt Nam thuộc Top 10 quốc gia có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới (theo Statista), một con số ấn tượng mà Viettel đã góp phần không nhỏ vào việc đạt được.

Hành trình hiện thực hoá lời hứa phổ cập smartphone của Viettel là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của tập đoàn trong việc mang công nghệ đến với mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau./.

Với lượng lớn thuê bao đang sử dụng mạng 2G là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo…, người Viettel đang thực sự đi từng ngõ, gõ từng nhà, gọi điện tới từng thuê bao để giải thích về việc tắt sóng 2G cũng như hỗ trợ chuyển đổi lên 4G nhằm giúp mọi khách hàng hưởng lợi từ Internet di động.

Thúc đẩy chuyển đổi lên 4G nhờ đặt mình vào vị thế khách hàng

Trong những tuần qua, từ nhà văn hóa, ủy ban nhân dân xã cho tới các gian hàng chợ phiên tại các thôn, bản của tỉnh Lai Châu đều có sự hiện diện của người Viettel. Nhằm tăng tốc độ chuyển đổi từ 2G lên 4G cho các thuê bao di động, Viettel đã kết hợp với chính quyền tận dụng các điểm sinh hoạt cộng đồng, những nơi tập trung đông bà con để triển khai đổi sim và máy 4G một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Trên thực tế, hầu hết những người sử dụng điện thoại 2G ở Lai Châu nói riêng và các địa phương khác nói chung đều là những người lớn tuổi, không biết cần phải chuyển đổi sang 4G hoặc những người chưa có điều kiện kinh tế nên chần chừ trong việc chuyển sang smartphone. Thấu hiểu điều này, đội ngũ bán hàng lưu động của Viettel đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, để tuyên truyền, vận động và cung cấp những khuyến mại sâu.

Những chiếc máy 4G giá chỉ từ 195.000 đồng, những chiếc điện thoại thông minh giảm giá tới 50% chỉ còn hơn 1 triệu đồng cùng sự thấu hiểu với đặc thù địa phương là thu nhập người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên lựa chọn mùa vụ để người dân sẵn sàng chi trả hơn cũng đã được người Viettel tính đến.

Bằng những nỗ lực không ngừng, Viettel đã đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi từ điện thoại 2G lên 4G cũng như thúc đẩy phổ cập điện thoại thông minh tới những người còn khó khăn về kinh tế. Chính những cách làm đột phá với trọng tâm là lợi ích khách hàng đã giúp nhà mạng quân đội thử nghiệm tắt sóng 2G sớm ở nhiều địa phương, trong đó có cả Lai Châu – một địa bàn đất rộng, người thưa với nhiều thuê bao là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trực tiếp hưởng lợi từ những hỗ trợ của Viettel, anh Trần Văn Định, người dân bản Cắng Đắng, xã San Thàng, Lai Châu, chia sẻ: “Tôi vẫn dùng điện thoại ‘cục gạch’ vì nghĩ smartphone đắt tiền. Nghe tư vấn, tôi mới biết có những mẫu điện thoại thông minh, phù hợp với kinh tế của gia đình. Chuyển sang sử dụng, tôi thấy tiện lợi hơn hẳn. Bây giờ, tôi mới biết thế nào là có mạng.”

Bằng cách làm của mình, Viettel đã thực sự không để những người như anh Định bị bỏ lại phía sau khi các nhà mạng buộc phải tắt sóng 2G. Ở chiều ngược lại, những người thuộc diện khó khăn cũng bước đầu được hưởng tiện ích của kỷ nguyên Internet di động từ quyết tâm phổ cập smartphone của Viettel – điều mà họ có thể chưa bao giờ dám nghĩ tới vì nỗi lo miếng cơm, manh áo bủa vây.

Và Lai Châu cũng chỉ là một trong số hàng chục địa phương mà Viettel đang nỗ lực thúc đẩy người dùng chuyển đổi. Đại diện Viettel cho biết, doanh nghiệp này đã tổ chức hơn 10.000 điểm chuyển đổi máy miễn phí cho khách hàng ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Các điểm chuyển máy đã được triển khai tới từng thôn/bản, xã/phường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Con số này đặc biệt ý nghĩa bởi theo thống kê, Việt Nam chỉ có hơn 10.500 đơn vị hành chính cấp xã.

Cũng theo đại diện Viettel, đầu năm 2024, Viettel có gần 10 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G nhưng tới trung tuần tháng 9, con số này chỉ còn chưa đến 1 triệu khách hàng. Từ đầu tháng 9, nhóm khách hàng có nhu cầu chuyển đổi nhưng gặp khó khăn về tài chính đã được Viettel hỗ trợ chuyển đổi miễn phí.

“ADN” biến nguy thành cơ và tiềm năng to lớn ngoài viễn thông truyền thống

Theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 10/2024, Việt Nam sẽ không còn thiết bị di động sử dụng mạng 2G và sẽ tắt sóng hoàn toàn vào năm 2026. Như vậy, kể từ tháng giữa tháng 10 năm nay, điện thoại chỉ có công nghệ 2G sẽ mất kết nối hoàn toàn. Tắt sóng 2G sẽ giúp tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn.

Đây được xem là là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, tắt sóng 2G sẽ giúp các nhà mạng tập trung nguồn lực để phát triển các công nghệ mạng 4G và 5G mới hơn.

Ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công Viễn thông Viettel, cho biết Viettel không chỉ không có lợi thế mà thậm chí còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn trong quá trình chuyển dịch từ 2G lên 4G. Nổi tiếng với chiến lược kinh doanh “lấy nông thôn vây thành thị”, Viettel có nhiều thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Ngay cả khi chủ động triển khai sớm việc chuyển dịch từ 2G lên 4G từ 2 năm trước với tiêu chí không để ai bị bỏ lại phía sau, Viettel hiện vẫn còn một lượng khách hàng chưa thể chuyển đổi và cũng là tệp khách hàng khó khăn nhất vì nhiều lý do, từ địa lý cho tới rào cản kinh tế.

Ngoài ra, dù vùng phủ 4G của Viettel vượt trội nhất, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ Internet di động nhưng một số khu vực miền núi, hải đảo, việc phủ sóng 4G vẫn phải đối mặt với trở ngại. Chính vì thế, đảm bảo vùng phủ 4G tương đương như vùng phủ 2G cũng là thách thức lớn với nhà mạng.

Tuy nhiên, với quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức vốn đã trở thành “gen” của người Viettel, ông Cao Anh Sơn nhấn mạnh đây cũng sẽ là cơ hội lớn cho nhà mạng. Khi các khách hàng đều trên hạ tầng 4G và 5G, Viettel có thể phát triển những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt hơn, giá trị cao hơn theo hạ tầng nền tảng 4G và 5G.

“Chúng tôi sẽ tập trung vào xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng 5G có lợi thế về tốc độ cao, độ trễ thấp, băng thông lớn…”, ông Cao Anh Sơn chia sẻ.

Được mô tả là công nghệ của tương lai, kết nối Internet tốc độ cao cho phép Viettel đẩy mạnh các dịch vụ như điện toán đám mây, các nền tảng cho giới trẻ như streaming, game… Ngoài ra, việc xây dựng các nền tảng cho các nhà sáng tạo nội dung phát triển có thể tạo ra sự bùng nổ về nội dung với công nghệ 5G như thực tế ảo (AR) hay thực tế ảo tăng cường (VR).

“4G và 5G sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, trong đó Viettel xây dựng các nền tảng kinh doanh mới, cung cấp nội dung ngoài viễn thông truyền thống, đặc biệt với mạng 5G, là nhân tố quan trọng trong mục tiêu kiến tạo xã hội số. Viettel sẽ tiên phong và tiếp tục là nhà mạng dẫn dắt về công nghệ, đưa ra các giải pháp, dịch vụ tốt nhất đến khách hàng”, ông Cao Anh Sơn nhấn mạnh.

Với truyền thống không nhìn vào khó khăn hay chỉ tập trung vào lợi nhuận, người Viettel đang nhìn tắt sóng 2G để chuyển lên 4G và 5G chính là cơ hội phải nắm bắt. Với lộ trình được đặt ra từ sớm cùng cách làm linh hoạt trong đó lợi ích người dùng và đất nước được đặt lên hàng đầu, ông Cao Anh Sơn chắc chắn Viettel sẽ chinh phục thành công những mục tiêu đầy thách thức.

Infographic 2G-5G-FINAL.jpg

Viettel đang bước vào giai đoạn nước rút để đưa điện thoại thông minh (smartphone) đến tay mọi người dân, đặc biệt khi thời điểm tắt sóng 2G cận kề. Gần 10 triệu điện thoại “cục gạch” đã và đang được Viettel chuyển đổi, để mỗi người dân Việt Nam đều tiếp cận được Internet di động, không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình chuyển đổi số quốc gia.

“Cháu có thể đi xe bác không, máy báo bao nhiêu tiền, bác lấy rẻ hơn” – một người lái xe ôm già đứng bên vệ đường, năn nỉ cô gái đang chuẩn bị đặt xe trên app. Ông hầu như không thể kiếm được khách nữa khi loại hình “tài xế công nghệ” phát triển như vũ bão, mà cũng không đủ tiền mua một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) để gia nhập mạng lưới ấy.

Đó là hình ảnh không xa lạ 3-5 năm trước, khi làn sóng “nền tảng hoá” ập vào Việt Nam, rất đông những người không có smartphone đã bị “gạt” ra khỏi thị trường lao động.

Qua thời gian, công nghệ và phương tiện thiết yếu đi cùng là những chiếc smartphone càng khẳng định sức mạnh trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Khi đại dịch Covid nổ ra, con người không thể làm việc, học tập trực tuyến nếu không có thiết bị này.

Sự phát triển của thiết bị gắn liền với sự phát triển của các thế hệ công nghệ di động. Chính phủ Việt Nam đã có lộ trình tắt sóng 2G, 3G để nhường tài nguyên viễn thông cho các công nghệ mới 4G, 5G. Nhưng cũng vì vậy, những chiếc điện thoại "cục gạch" chỉ để nghe-gọi sẽ không còn hoạt động.

Bài toán cho 10 triệu máy smartphone

Ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Viettel Telecom chia sẻ, việc chuyển dịch từ 2G lên 4G là việc mà các nhà mạng cùng phải làm với thời hạn là như nhau, nhưng Viettel gặp khó khăn hơn bởi có nhiều khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Các khách hàng ở khu vực này chiếm 70% lượng máy điện thoại 2G có trên thị trường.

Được biết, hồi đầu năm 2024, Viettel có gần 10 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G. Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn chưa đến 500.000 khách hàng. Dự kiến, Viettel sẽ hoàn thành xong việc chuyển đổi cho số lượng khách hàng này trước ngày 15/10 – thời điểm tắt sóng 2G.

10 triệu thiết bị chuyển đổi, tương đương với 10% dân số Việt Nam năm 2024. Tính đến thời điểm 15/10, Viettel phải thực hiện chuyển đổi trung bình gần 1 triệu chiếc/tháng, hơn 30.000 chiếc/ngày. Khối lượng công việc cực lớn tạo nên một bài toán rất thách thức, nhất là khi khách hàng là những cư dân tại vùng núi, hải đảo.

Để làm được điều đó, Viettel đã nhập hàng triệu máy 4G để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng. Trong đó có các dòng điện thoại 4G giá rẻ chỉ từ 390.000 - 490.000 đồng/máy (dùng cho dịch vụ thoại, nhắn tin).

Viettel cũng đã “phủ” các điểm chuyển đổi máy đến từng thôn, từng xã. Hơn 10.000 địa điểm chuyển đổi máy miễn phí được tổ chức ở các vùng hẻo lánh. Như thế, các khách hàng có thể chuyển đổi máy một cách tiện lợi, được tư vấn tận tình mà không phải đi đến những điểm mua, bán máy 4G ở nơi xa hơn.

Tại Hà Giang - một trong những tỉnh miền núi phía Bắc với gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số, việc tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khiến cho nhiều bà con, người già, người có thu nhập thấp... lo lắng về việc gián đoạn liên lạc.

Thấu hiểu tâm lý người dân, Viettel Hà Giang đã chủ động tăng cường các lịch bán hàng lưu động, tập trung chủ yếu vào các phiên chợ vùng cao, các xã có tỷ lệ thuê bao 2G cao. Đặc biệt hơn, các tư vấn viên của Viettel là người địa phương, nói được tiếng đồng bào, sẵn sàng hỗ trợ tại các điểm bán hàng, phục vụ và giải đáp mọi thắc mắc cho bà con.

Hàng loạt chính sách khuyến mại đã được triển khai để “bình ổn giá” như tặng data, tặng dịch vụ thoại 4G khi chuyển đổi, xem TV miễn phí trên app TV360, hỗ trợ kinh phí mua smartphone 4G, ban hành các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi…

Đặc biệt, những khách hàng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách đổi máy miễn phí cho tặng kèm sim 4G.

Nằm trong diện các cá nhân được Viettel hỗ trợ điện thoại 4G, cụ Hoàng Thị Nga 78 tuổi tại thôn Nà Đát, xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang chia sẻ “Tôi sống một mình trong ngôi nhà đã cũ, trời mưa nước và gió lùa vào nhà, do cuộc sống khó khăn nên tôi không có tiền để mua điện thoại mới. Khi nhận được thông báo của chính quyền địa phương thông báo tôi nằm trong diện được Viettel tặng điện thoại miễn phí để tiện liên lạc đến người thân, tôi rất ngạc nhiên và cảm động...”

Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước khi tắt sóng

Từ 20/9 – 25/10, Viettel “chơi lớn” khi công bố hỗ trợ chuyển đổi điện thoại 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng đang dùng máy 2G còn lại, ưu tiên triển khai trước cho 10 tỉnh miền núi vùng Tây Bắc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi, lũ và thiên tai.

Đây được cho là hành động quyết liệt nhất của Viettel từ trước đến nay nhằm chuyển đổi những khách hàng cuối cùng sử dụng máy 2G lên máy 4G. Dự kiến sẽ có khoảng 700.000 khách hàng sinh sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn được hưởng ưu đãi này, tương đương nguồn kinh phí lên tới gần 300 tỷ đồng.

Viettel chuyen doi 2G 4G-3.png

Sau 1 tuần triển khai, đã có hơn 200.000 thiết bị được gửi tới khách hàng, giảm số lượng thuê bao 2G còn lại xuống gần 500.000.

Các dòng máy hỗ trợ là điện thoại 4G đáp ứng nhu cầu nghe, gọi cơ bản. Máy có bàn phím, âm lượng to, hỗ trợ giọng đọc khi bấm số hoặc có thêm tính năng Cloud phone cho phép truy cập ứng dụng OTT. Tại 12.000 điểm đổi máy lưu động bố trí tại các thôn, bản, khu vực đông dân cư, Viettel phối hợp với tổ chuyển đổi số cộng đồng phổ cập kĩ năng số cho người dân.

Ngoài tiến hành tặng, giảm giá máy, các giải pháp khác đang được Viettel áp dụng đến từng thuê bao 2G còn lại, gồm: callbot gọi điện, nhắn tin về thời điểm dừng công nghệ và các ưu đãi khi chuyển lên 4G, phát nội dung truyền thông trước các cuộc gọi đi của thuê bao 2G; đồng thời tư vấn chuyển đổi khách hàng lên 4G trước lịch tắt sóng 2G, chăm sóc các khách hàng chuyển đổi mới.

Thực hiện theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông, Viettel đã có những biện pháp quyết liệt để tăng tốc chuyển đổi. Ở giai đoạn cuối, riêng trong tháng 8, hơn 3 triệu máy 2G được đổi lên 4G thành công.

Trong một năm qua, Viettel tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng 4G, lắp đặt hơn 6.000 trạm phát sóng vô tuyến 4G, đưa vùng phủ 4G đạt hơn 96%. Mục tiêu đến năm 2025, vùng phủ 4G sẽ đạt hơn 98% dân số./.

Smartphone không đơn thuần là thiết bị chỉ phục vụ nghe, gọi, đáp ứng nhu cầu giải trí như chụp ảnh, quay video hay lướt mạng xã hội. Đã có những người dùng biết tận dụng những tính năng cơ bản đó, biến thành cơ hội thay đổi, phát triển. Từ những ngón tay lướt trên màn hình, nhiều cánh cửa nghề nghiệp mở ra, nhất là với người dân ở vùng cao, biển đảo, bị hạn chế về vị trí địa lý.

Trong nhiều năm, sở hữu điện thoại thông minh (smartphone) luôn là mong mỏi của gia đình ông Đinh Văn Hiu, sống ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Người đàn ông dân tộc Cơ Tu kiếm sống chủ yếu nhờ nghề làm nương rẫy, kiếm củi bán hàng ngày. Nguồn thu nhập ít ỏi không đủ sắm sửa smartphone. Các thông tin, tình hình chính sách ở địa phương, ông biết thông qua hàng xóm, người thân truyền miệng, hoặc chờ trưởng làng trực tiếp phổ biến.

Mong muốn thành hiện thực khi ông Hiu là một trong 50 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn của Hoà Bắc được trao tặng điện thoại thông minh - chương trình do Viettel kết hợp với chính quyền xã triển khai năm 2023. Từ ngày có smartphone, kết hợp với sóng 4G của Viettel, thay vì tiếp nhận thông tin bị động, giờ người đàn ông dân tộc Cơ Tu có thể chủ động bắt kịp tình hình qua nhóm trên mạng xã hội - nơi thông báo các tin tức cần biết cho cộng đồng.

Lợi ích hơn, mỗi ngày lên rừng, ông có thể biết trước thời tiết thế nào. Internet sẽ đưa ra câu trả lời chính xác, thay vì bản thân tự phán đoán. Vào mùa vụ, khi thấy cây có hiện tượng lạ, ông chụp ảnh lại gửi cho cán bộ nông nghiệp xem, chỉ cách chữa, mà không cần chờ đợi người đến tận nơi thăm khám.

Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu cả nước trong 3 năm gần nhất về chuyển đổi số với 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tuy vậy, chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 40km, vẫn có những người dân như ông Hiu chưa có điều kiện tiếp cận smarphone, Internet hay các dịch vụ số.

Viettel quyết tâm thay đổi bức tranh trái ngược ấy. Với quan niệm công nghệ làm ra là để tất cả cùng thụ hưởng, không phân biệt tầng lớp, Viettel cam kết đem sóng 4G đến từng người, giống như cách cuộc cách mạng phổ cập di động đã diễn ra.

Mở rộng kế sinh nhai

Trong trí nhớ Vườn Mí Chá, phiên chợ Sà Phìn đặc trưng của quê hương Đồng Văn (Hà Giang), trước đây vốn chỉ bày bán loanh quanh những món đồ quen thuộc, theo dạng tự cung tự cấp của bà con thôn bản. Vật phẩm Chá đem xuống phiên chợ để trao đổi chỉ là con lợn, con gà, thêm vài bó rau rừng. Mọi thứ dần sống động hơn khi sóng 4G, Internet len lỏi vào hoạt động thường ngày của vùng núi cao này.

Kể từ ngày đổi sim 4G của Viettel, cô gái người dân tộc Mông bắt đầu học cách truy cập mạng, tìm kiếm những sản phẩm mới, lạ về cho thôn bản. Chịu khó bỏ thời gian mày mò, Chá dần nhận ra cách để giúp những sản vật của quê mình được nhiều người biết tới. Từ số 0 về sử dụng công nghệ, giờ Chá biết cầm máy chụp ảnh, quay video, đăng tải thông tin những món tự nuôi, tự trồng.

“Trên mạng, đông khách dưới xuôi hỏi mua thịt lợn của người Mông lắm. Mình nhận thông tin của họ, liên lạc, gửi lợn theo xe khách”, Chá phấn khởi nói. Có thiết bị, có mạng kết nối, Chá còn khám phá ra nhiều mặt hàng khác cũng bán theo hình thức online. Thấy cái gì tiềm năng, cô lại nhập về bán cho bà con trong phiên chợ. Rồi Chá hướng dẫn người thân, bạn bè cùng tìm tòi, buôn bán, phiên chợ Sà Phìn bắt đầu có những món hàng hóa mới xuất hiện.

Tiện lợi và dễ dàng là hai từ mà cô gái tóm gọn về cách thức mạng Internet đã thay đổi sinh kế hàng ngày khi không còn bị bó hẹp trong phạm vi sản xuất – tiêu thụ nhỏ như trước. Những việc ở đô thị, thành phố lớn được coi là bình thường, quen thuộc thì với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, đây là cuộc cách mạng. Với độ phủ sóng của dịch vụ 4G Viettel, từng thôn bản ở Hà Giang đã có thể truy cập Internet tốc độ cao, vào mạng xã hội, học hỏi và kết nối với người dân ở các địa phương khác. Các hoạt động giao thương buôn bán thuận lợi hơn rất nhiều.

“Mình không biết nhiều về công nghệ, về 4.0, nhưng thấy từ khi có sóng 4G, chiếc điện thoại cầm tay không còn chỉ để gọi và nhắn tin nữa, nó là cả thế giới thông tin rộng lớn ở ngay tại chỗ”, Vườn Mí Chá cho hay.

Đổi thay bộ mặt của cả huyện đảo

Cũng như Chá, với mạng Internet trên đảo Phú Quý (Bình Thuận), có một thế hệ người trẻ đảo không còn phải đau đáu với việc đi hay ở như ông, cha của họ mà có thể lập nghiệp ngay trên quê hương. Trong quá khứ, ngư nghiệp dường như là lựa chọn nghề duy nhất của người dân trên đảo, thì nay những người con của Phú Quý đã biết tận dụng sức mạnh của Internet, đẩy mạnh du lịch, làm kinh tế tại chỗ.

Cuối năm 2017, Internet di động đã phủ rộng tại đảo tiền tiêu Phú Quý với 4 trạm 4G, 5 trạm 3G. Số lượng trạm này đảm bảo phủ Internet băng rộng tới mọi người dân trên hòn đảo có diện tích chỉ khoảng 16,3 km2. Khoảng cách 56 hải lý (tương đương 120km) giữa đảo xa và đất liền được xóa nhòa.

Tận dụng lợi thế đó, Nguyễn Văn Giỏi (sinh năm 1989, xã Ngũ Phụng, Phú Quý) quyết định trở về nhà, sau 2 năm làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Nung nấu từ lâu rằng hòn đảo được nhiều người biết tới hơn, anh bắt đầu dùng điện thoại thông minh đã cài 4G để cập nhật thông tin thời tiết, tàu thuyền; review các địa điểm du lịch; hướng dẫn cách di chuyển ra đảo; và livestream giới thiệu đặc sản, hay những điểm đặc biệt của Phú Quý.

Ngôi nhà nằm ngay sát bờ biển, được Giỏi biến thành homestay, cho khách du lịch lưu trú và trải nghiệm cuộc sống dân đảo.

"Nếu không có Internet, nói thật mình không dám về đảo”, Giỏi bộc bạch.

Chỉ trong vài năm, Phú Quý dần lột xác. Học tập theo Giỏi, nhiều gia đình chuyển sang kinh doanh dịch vụ. Một loạt khách sạn, nhà nghỉ, homestay đến quán ăn, nhà hàng, thuê xe máy mọc lên ven biển để đáp ứng nhu cầu số lượng du khách đến đảo ngày càng đông.

Phú Quý vẫn đang trên đà hoàn thiện hạ tầng viễn thông, bên cạnh 4 tuyến truyền dẫn viba (từ điểm Mỏ đá Phong Phú đến điểm núi Cao Cát và từ điểm Bàu Trắng đến điểm trạm Rađa Hải Quân), cùng 8 trạm phát sóng thông tin di động của Viettel Bình Thuận. Theo kế hoạch phát triển hạ tầng truyền dẫn ở huyện Phú Quý, trong năm 2024 Viettel Bình Thuận sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp tuyến truyền dẫn.

Từ những ngày đầu, Viettel luôn gắn liền mục tiêu phổ cập công nghệ với trách nhiệm xã hội, từ việc phổ cập di động đến Internet băng rộng. Giờ đây, khi chưa đầy nửa tháng nữa các điện thoại chỉ hỗ trợ 2G sẽ ngừng hoạt động, Viettel đang gấp rút chuyển đổi những thuê bao còn lại, song song đẩy nhanh tốc độ phủ sóng 4G. Điều này sẽ góp phần hoàn tất lời hứa của Viettel: phổ cập smartphone đến mọi người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số.

Sở hữu smartphone có kết nối Internet là điều kiện cần để mỗi người dân trở thành công dân số, là bước đệm góp phần thay đổi cuộc sống của một cá nhân, hộ gia đình, và xa hơn mang đến sự đổi thay cho cả một vùng đất, của toàn xã hội.

Lựa chọn công nghệ mới, sẵn sàng loại bỏ công nghệ cũ, Viettel tiếp tục là nhà mạng tiên phong khi mạng di động Việt Nam đang tắt 2G, chuyển đổi từ thoại sang Internet.

Để có thể gọi điện, nhắn tin hay vào mạng, chiếc điện thoại mà bạn đang cầm luôn được kết nối với “sợi dây” vô hình – tần số. Sợi dây này kết nối điện thoại đến trạm phát sóng lân cận. Các trạm phát sóng tiếp tục kết nối với nhau và với tổng trạm, tạo thành mạng lưới truyền và nhận dữ liệu – xuất hiện trở lại trên thiết bị đầu cuối dưới dạng giọng nói người thân hay những video ngắn.

Trong không gian của mỗi quốc gia, chỉ có số lượng hữu hạn những sợi dây vô hình này. Do đó, quyền sử dụng đắt đỏ và mỗi nhà mạng viễn thông chỉ có thể mua được quyền khai thác một số lượng nhất định. Chẳng hạn, vào tháng 3 năm nay Viettel đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng để được khai thác một “sợi” – tần số 2500-2600 Mhz cho mạng 5G.

Chi phí này là bắt buộc. Thiếu đi tài nguyên tần số đồng nghĩa với việc nhà mạng không còn không gian để phục vụ khách hàng mới hoặc đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu lớn hơn.

Có quyền sử dụng tần số, nhà mạng phải quyết định cách khai thác hiệu quả nhất: tần số nào sẽ dành cho mạng 2G, 3G, 4G và 5G?

Thế hệ mạng càng hiện đại thì khả năng truyền tải dữ liệu càng cao, cuộc gọi “trong” và rõ hơn, các trang web và ứng dụng tải nhanh hơn, nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về số lượng trạm, mạng lưới truyền dẫn, khả năng xử lý dữ liệu. Đây cũng là lý do nhiều nhà mạng lựa chọn duy trì công nghệ cũ.

Chiến lược tốt nhất cho mạng di động

Kể từ 2008 Viettel là nhà vận hành mạng di động lớn nhất tại Việt Nam, với số trạm gấp 2 lần nhà mạng đứng thứ hai, phủ đến cả các vùng hải đảo và biên giới. Lần lượt vào các năm 2010 và 2017, Viettel tiếp tục là nhà mạng triển khai mạng lưới 3G và 4G rộng nhất. Ngay khi 4G xuất hiện, các nhà quy hoạch mạng lưới của Viettel nhận thấy vấn đề: 3G tiêu tốn tài nguyên mạng lưới và không cần thiết. 

“Hãy hình dung 2G và 4G là hai thái cực. 2G cung cấp dịch vụ thoại và gần như không cung cấp dữ liệu, còn 4G thì cung cấp dữ liệu rất hiệu quả và không có thoại. 3G nằm ở giữa, vừa cung cấp thoại vừa có khả năng cung cấp dữ liệu, nhưng chất lượng dữ liệu không thể so sánh với 4G, trong khi chiếm nhiều băng tần”, chị Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) phụ trách quy hoạch, người trực tiếp xây dựng lộ trình tắt công nghệ cũ từ năm 2018, kể lại.

“Băng tần của 2G thì vốn rất ít rồi và không đủ để sử dụng cho 4G. Rất cần băng tần để mở rộng mạng lưới 4G, Viettel quyết định cắt 3G trước”.

Chiến lược này cũng phù hợp với tình trạng thiết bị đầu cuối trên thị trường. Có hai loại điện thoại chính, điện thoại “cục gạch” chỉ hỗ trợ 2G và điện thoại thông minh 4G hỗ trợ cả 2G, 3G do tương thích ngược. Khi Viettel thử nghiệm tắt 3G vào năm 2021, các thiết bị hỗ trợ 3G và 2G còn rất ít và thực tế cho thấy đến nay gần như không còn. Đến nay, Viettel là nhà mạng duy nhất ở Việt Nam đã tắt 3G thành công.

Tắt 3G mở ra tần số bổ sung cho 4G trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dữ liệu tăng trưởng hơn 20% mỗi năm. Cột anten được giải phóng thiết bị 3G cũng giúp giảm tải trọng, giảm điện tiêu thụ, mở ra không gian cho các thiết bị 4G, 5G. Viettel đã bắt đầu thử nghiệm cắt 3G từ năm 2021 và hoàn thành tắt công nghệ này vào năm 2023.

Khi 2G biến mất sớm hơn dự tính

“Tại thời điểm tính toán tắt mạng 3G, vùng phủ thoại của 3G nhỏ hơn so với 2G, vùng phủ data của 3G tương đương với 4G. Do đó, khi tắt 3G, dịch vụ thoại vẫn đảm bảo, mạng 4G chỉ cần nâng cấp bổ sung để phủ sâu hơn và đảm bảo về dung lượng data”, chị Tâm nhận định.

Khách hàng có nhu cầu dữ liệu sẽ được hưởng lợi về chất lượng dịch vụ vì nhà mạng có thêm tài nguyên, trong khi khách hàng có nhu cầu liên lạc cơ bản - một nhóm khách hàng lớn ở Việt Nam, đặc biệt là với Viettel - không bị ảnh hưởng.

Thế nhưng, với việc có hàng chục triệu khách hàng 2G only và đã tắt 3G, Viettel rơi vào tình huống khó khăn hơn hẳn so với các nhà mạng khác trước yêu cầu ngừng phục vụ thiết bị 2G only vào ngày 15/10/2024 và tắt sóng 2G hoàn toàn vào 15/9/2026 từ cơ quan quản lý.

“Viettel là nhà mạng phủ sóng rộng nhất đến từng thôn, xã, vùng sâu vùng xa, số lượng khách hàng chỉ nghe gọi sử dụng 2G only rất nhiều, khoảng 10 triệu tính đến đầu năm 2024”, anh Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm di động, Viettel Telecom, chia sẻ.

Khác biệt với 3G, vùng phủ thoại của 2G rất lớn, khoảng 99% dân số. Vì thế tắt 2G đòi hỏi khối lượng công việc lớn và cần đáp ứng kịp thời nếu không thì sẽ để ‘hổng’ khoảng dịch vụ mà 2G đang đáp ứng.

Đặt mục tiêu cao để xây dựng mạng di động vượt trội

“Lúc này, mục tiêu phải là 4G Viettel đạt được độ phủ dân số tương đương 2G”, chị Tâm cho biết.

Viettel đặt mục tiêu phát sóng hơn 7.000 trạm mới trong năm 2024, số lượng gấp rưỡi năm 2023. Khi bổ sung thêm trạm đồng nghĩa phải nâng cấp toàn bộ hệ thống truyền dẫn, cơ điện, mạng lõi.

“Thực tế, quá trình triển khai trạm mới còn khó hơn những gì số liệu cho thấy, vì những vị trí chưa triển khai cũng là những vị trí khó nhất về khả năng thuê hoặc địa hình phức tạp như núi cao, hiểm trở”, anh Nguyễn Xuân Anh, kỹ sư tối ưu dịch vụ di động, Viettel Networks chia sẻ.

Mục tiêu lớn, xây dựng mạng lưới 4G với vùng phủ toàn dân số, được chia nhỏ thành hàng loạt dự án trên khắp cả nước. “Chúng tôi đã huy động toàn bộ các nhân sự có năng lực tại 3 khu vực và các đơn vị liên quan tham gia quá trình thiết kế, xây dựng phần cứng, tối ưu”, anh Xuân Anh cho biết.

Từng dự án được lập kế hoạch đến từng ngày, thậm chí từng giờ và xác định các mốc then chốt. Các kỹ sư sẵn sàng đánh giá kết quả “mọi thời điểm” để đẩy nhanh tiến độ triển khai trạm mới. Cùng lúc, nhóm tối ưu đảm bảo chất lượng dịch vụ thông qua một bộ tham số lớn để Viettel duy trì chất lượng mạng cao nhất trong quá trình chuyển đổi. 

Tính đến tháng 9, Viettel đã hoàn thành hơn 5.000 trạm, đưa vùng phủ 4G lên khoảng 95% dân số. Số trạm 4G Viettel hiện chiếm khoảng 40% tất cả số trạm 4G ở Việt Nam.

“Chỉ trong 2024, có thêm hơn 4 triệu khách hàng vùng sâu vùng xa và vùng nông thôn có sóng 4G”, anh Văn Sơn cho biết. Theo dữ liệu mới nhất của Umlaut thu thập trên người dùng di động, Viettel tiếp tục đứng vị trí số một về chất lượng mạng với 919 điểm chất lượng tổng thể, cao hơn vị trí thứ hai khoảng 60 điểm. Do đã tắt 3G trong năm 2023 và toàn bộ data do 4G đảm nhiệm, tốc độ data Viettel đo qua hệ thống speedtest tăng 15%.

“Ban đầu chuyển đổi 2G-4G là mục tiêu thực sự thách thức, nhưng khi Bộ Thông và Truyền thông đưa ra chủ trương, Viettel hoàn toàn ủng hộ vì việc này đem lại nhiều lợi ích lâu dài”, chị Tâm nói. “Khi tắt 2G, Viettel có thể dồn tài nguyên tần số cho các công nghệ mới, và khách hàng có chất lượng di động, data tốt hơn và tiếp cận được các dịch vụ số, Internet”.

Từ những ngày đầu, Viettel luôn đặt các mục tiêu “phổ cập” gắn liền với trách nhiệm xã hội: phổ cập di động, phổ cập cố định băng rộng… Lời hứa năm 2014 về phổ cập smartphone tiếp tục là cam kết mạnh mẽ của tập đoàn trong việc đưa công nghệ đến với mọi người. Với chiến dịch chuyển đổi "2G-4G" ở giai đoạn nước rút năm 2024, đã đến lúc mọi người dân, dù ở thành thị hay nông thôn, đều được hưởng tiện ích của xã hội số.

Chỉ vài năm trước đây, nhiều người dân Việt Nam ở các vùng núi, hải đảo xa xôi sẽ không thể hình dung được rằng điện thoại thông minh (smartphone) kết nối Internet có thể làm thay đổi cuộc đời mình như thế nào. Cho đến khi sự hiện hữu của công nghệ số ngày càng lớn: Những người bệnh tại vùng nông thôn hẻo lánh được tư vấn, khám bệnh và hướng dẫn điều trị bởi bác sỹ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội qua hệ thống telehealth; Những học sinh miền núi học, ôn thi trực tuyến qua smartphone kết nối mạng và đỗ đại học; Các bà, các cô người dân tộc thiểu số bán hàng online trên sàn thương mại điện tử, cải thiện kinh tế gia đình…

Tháng 10/2024, Việt Nam chính thức tắt sóng 2G trên thiết bị 2G Only theo lộ trình của Bộ TT&TT để nhường tài nguyên viễn thông cho các công nghệ mới 4G, 5G. Trong cùng thời hạn thực hiện, nhiệm vụ này đối với Viettel là khó khăn hơn cả, bởi lẽ đây là nhà mạng có nhiều khách hàng ở vùng sâu, vùng xa nhất. Các khách hàng ở khu vực này chiếm tới 70% lượng máy điện thoại 2G có trên thị trường.

Với chiến dịch “2G-4G”, Viettel đã dốc toàn lực để bà con ở những nơi trước đây chỉ có thoại 2G được tiếp cận với Internet thông qua điện thoại thông minh. Cuộc sống số nơi núi rừng, hải đảo đã bắt đầu, cũng là lúc Viettel hoàn thành lời hứa phổ cập smartphone đến người dân Việt Nam.

Bà con ‘gọi không nghe’, ‘nhắn tin không đọc’, Viettel vẫn có cách

Tại nhiều vùng sâu cùng xa, không phải ai cũng biết các khái niệm smartphone, 2G, 4G… Bên cạnh một số trường hợp bất đồng ngôn ngữ, nhiều bà con còn “gọi không nghe”, “nhắn tin không đọc”. Thậm chí, khi đội ngũ nhà mạng, địa phương tích cực vận động, họ cũng chưa chắc đã thực hiện bởi tâm lý “chưa dừng thì chưa đổi”.

Nhiều trường hợp thuộc hộ nghèo, cận nghèo, không đủ điều kiện kinh tế nên dù nhà mạng đã miễn phí đổi sim, trợ giá để mua điện thoại mới, việc chuyển đổi vẫn khó khả thi.

Khi ấy, sự kiên nhẫn và sáng tạo của Viettel được phát huy hết sức.

“Khi cả nước đang đổi sim theo xã, phường thì Viettel Lào Cai cứ gặp là đổi” – đại diện chi nhánh này nói về hành trình đổi sim 4G từ năm 2019 đến nay, đưa tỷ lệ thuê bao thực 4G trên tổng thuê bao thực di động của Viettel Lào Cai lên hàng cao nhất cả nước.

Nắm và hiểu được thực tế tâm lý khách hàng, Viettel Lào Cai mở ra hàng loạt giải pháp. Người dân ở huyện Bảo Yên vẫn còn ấn tượng với "Ngày hội đổi máy 4G" tưng bừng, những quầy hàng mang sắc đỏ Viettel tại chợ phiên Trung tâm xã hay những trận bóng đá cực kỳ sôi động trong Giải Euro 2024 trên truyền hình TV360 được chiếu qua màn hình rộng. Những sự kiện đó không chỉ thổi thêm màu sắc hiện đại vào cuộc sống của họ mà chính là dịp để người thờ ơ nhất cũng biết đến việc nhà nước sẽ tắt sóng 2G và họ được đổi điện thoại có trợ giá.

Giống như tại Lào Cai, nhiều chương trình, hoạt động đã được triển khai trên khắp 63 chi nhánh tỉnh, thành của Tổ quốc. Những cán bộ Viettel đã đặt chân đến từng thôn, xóm, làng bản để vận động, hỗ trợ bà con, chuẩn bị cho ngày chính thức cắt sóng 2G trên các thiết bị 2G-only sắp tới.

Xóa vùng lõm sóng 4G: Để smartphone không thành cục gạch

Một vấn đề rất lớn trong quá trình chuyển đổi máy và sim 2G lên 4G, đó là ở nơi không có sóng 4G, smartphone không khác gì “cục gạch”. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng sóng 4G là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi khách hàng lên môi trường số.

Ngay 6 tháng sau khi triển khai 4G toàn quốc năm 2017, Viettel đã vươn lên số 1 với hơn 36.000 trạm phát sóng. Thời điểm đó, chỉ riêng hạ tầng của Viettel đã đủ để đưa Việt Nam vào top 20 quốc gia có hạ tầng 4G hiện đại nhất, chất lượng nhất, mật độ phủ dân cư tốt nhất theo chuẩn quốc tế. Công nghệ và vùng phủ sóng này đảm bảo khách hàng có thể sử dụng dịch vụ 4G siêu tốc độ, ít hao pin và không bị gián đoạn truy cập cho dù di chuyển đến các khu vực vùng sâu, vùng xa. 

Ở giai đoạn nước rút 2024, Viettel đã triển khai thêm được hơn 5.000 trạm 4G, hiện số trạm 4G Viettel hiện chiếm khoảng 40% tất cả số trạm 4G ở Việt Nam. Ngoài việc bổ sung các trạm phát sóng, Viettel cũng triển khai các giải pháp nhằm nâng băng thông, tăng dung lượng của các trạm 4G hiện tại.

Viettel đặt mục tiêu đến năm 2025, vùng phủ 4G sẽ tương đương với 2G, tức phủ khoảng 98% dân số. Tập đoàn cho biết sẽ tiếp tục lắp đặt thêm 7.000 trạm 4G mới.

Khi số lượng khách hàng sử dụng 4G tăng, ngoài việc bổ sung các trạm phát sóng, Viettel cũng triển khai các giải pháp nhằm nâng băng thông, tăng dung lượng của các trạm 4G hiện tại để tăng chất lượng mạng. Theo số liệu thống kê của các tổ chức đo kiểm chất lượng dịch vụ, trong năm 2024 Viettel luôn là nhà mạng đi đầu trong việc đảm bảo tốc độ download và upload 4G. 

2024-3034-Viettel.jpg

Hoàn thành lời hứa một thập kỷ

Nhìn lại năm 2014, Việt Nam có khoảng 20 triệu người dùng smartphone, tương đương với khoảng 22% dân số, theo Statista. Hết năm 2023, theo số liệu của Bộ TT&TT, số người sử dụng smartphone tại Việt Nam là 84% dân số - cao hơn tỷ lệ bình quân của thế giới là 63%, đưa Việt Nam vào Top 10 quốc gia có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới (theo Statista). Cuối năm 2024, chắc chắn con số này sẽ còn cao hơn nữa.

Ở những thành phố thông minh như Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Bình Dương… định hướng trên nền tảng xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân cũng như chính quyền địa phương. Những đô thị thông minh với quy trình quản lý vận hành tối ưu, đem lại cuộc sống giàu tiện ích cho các cư dân văn minh. Với chiếc smartphone, mọi người dân thực sự làm chủ và nâng tầm cuộc sống của mình.

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, khi việc sử dụng smartphone phổ biến, việc tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay đề xuất đóng góp ý kiến xây dựng cũng dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó, chính quyền địa phương thuận lợi hơn trong việc truyền thông và xử lý sự vụ, nâng cao chất lượng quản lý.

Trong tương lai, Viettel đang nỗ lực hướng tới mục tiêu chung vào năm 2030, 95% dân số Việt Nam có smartphone và tiến tới đặt mục tiêu phổ cập 100% smartphone để mọi người dân đều được tiếp cận các tiện ích số tại thị trường Việt Nam.