Thư Ban biên tập

Năm 2022 đã khép lại với nhiều dấu ấn, nhiều thay đổi mạnh mẽ của Viettel. Tập đoàn có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo thứ 3 để hiện thực hóa sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”. Vượt qua những biến động không ngờ của thế giới trong 365 ngày qua, tốc độ tăng trưởng của Viettel vẫn cao gấp đôi so với năm trước.

Thành quả ấy được tạo nên từ tinh thần đoàn kết, sáng tạo không mệt mỏi và nỗ lực bền bỉ từng ngày, từng giờ của 40.000 con người Viettel tại Việt Nam và 10 quốc gia trên thế giới.

Mỗi một năm qua đi, ai trong chúng ta cũng mong muốn được sống trong niềm vui chiến thắng. 02 Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ vào đúng dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác là thành tựu tuyệt vời nhất đối với người Viettel. Sự hiện diện của giải thưởng cao quý nhất trên trang bìa của tạp chí Viettel Family số Xuân Quý Mão 2023 là cách người Viettel chia sẻ và lan tỏa niềm tự hào đặc biệt này.

Với chủ đề “Kế thừa - Phụng sự - Kiến tạo”, chúng ta nhìn thấy ở ấn phẩm này bức tranh 2022 khắc họa người Viettel đã “nắm tay nhau” vượt qua bao thử thách cam go để làm mọi điều tốt đẹp nhất có thể vì sự lớn mạnh của Tập đoàn, sự phát triển của Quân đội, sự phồn vinh của đất nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ sống trong khát vọng không bao giờ dừng lại của người Viettel ở năm 2023 và cả hành trình dài phía trước.

Với lịch sử, chúng ta trân trọng kế thừa. Với hiện tại, chúng ta tận tâm phụng sự. Và với tương lai, chúng ta kiên trì kiến tạo. Người Viettel giờ đây luôn nhắc nhau phải đi nhanh hơn, sáng tạo hơn để vượt lên trước, đón đầu sự thay đổi của thời đại số. Không chỉ đón mùa Xuân theo quy luật tự nhiên của trời đất, người Viettel sẽ khởi tạo những mùa Xuân mới cho chính mình trên con đường chinh phục các đỉnh cao trong tương lai.

Hãy cùng bước vào câu chuyện của người Viettel và bắt đầu một năm 2023 hạnh phúc, đầy năng lượng và bứt phá thành công!

Chúc mừng năm mới – Chào Xuân Quý Mão 2023!

Kết thúc năm 2022, tròn một năm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tào Đức Thắng được Chính phủ giao nhiệm vụ dẫn dắt Viettel. Cùng Viettel Family nhìn lại hành trình 365 ngày đầy khát vọng và tâm huyết.

THÀNH CÔNG CỦA CÁC THẾ HỆ ĐI TRƯỚC VỪA LÀ NỀN TẢNG, VỪA LÀ ÁP LỰC

Anh có thể chia sẻ cảm lại cảm xúc lúc nhận được quyết định là Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel không?

Anh biết thông tin từ đêm 25/12, khoảng hơn 10h tối, qua thông tin trên báo. Cảm giác lúc đó thấy vui và tự hào khi được giao một trọng trách lớn. Viettel bây giờ có vai trò quan trọng đối với Quân đội, với đất nước.

Liền với đó là cảm giác áp lực vì những thách thức và cơ hội phía trước. Thế giới và đất nước sau 2 năm Covid bộn bề thách thức cả chính trị và kinh tế. Đây cũng là thời điểm công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Nhiệm vụ mới mang kỳ vọng rất lớn từ lãnh đạo Chính phủ, Bộ Quốc phòng và đặc biệt là của gần 50.000 cán bộ nhân viên Viettel trên toàn cầu.

Áp lực nữa đến từ chính thành công của Viettel đã và đang có. Dưới sự dẫn dắt xuất sắc của các thế hệ lãnh đạo đi trước, Viettel đã rất thành công, làm gì cũng đều là số 1. Bản thân anh và tập thể Ban lãnh đạo Tập đoàn sẽ phải sáng suốt đưa ra những quyết định quan trọng để Viettel tiếp tục phát triển đi lên, kế thừa những thành tựu và kiến tạo những giá trị mới.

Đứng trước những bất ngờ thì anh thường ứng xử như thế nào?

Đúng là trong cuộc đời thì ai cũng có những cái bất ngờ. Nó diễn ra trong học tập, công việc, cuộc sống,... Những bất ngờ mang đến niềm vui và cả những áp lực. Ví dụ năm 2016, khi anh đang công tác tại Peru gần 1 năm thì anh Nguyễn Mạnh Hùng (Bộ trưởng TT&TT – nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn) yêu cầu bàn giao công việc Tổng giám đốc Bitel, về Việt Nam nhận nhiệm vụ khác sau 2 tuần. Thực sự Bitel lúc đó mới vào guồng kinh doanh, tốc độ phát triển nhanh thần tốc, mọi thứ còn bộn bề. Anh cũng xác định phải ở thị trường 2-3 năm, chưa chuẩn bị gì cho việc về nước. Nhưng nhiệm vụ đã giao, trong 2 tuần mình tập trung làm cho hết: cùng tập thể lãnh đạo lựa chọn người thay thế, hoàn thiện chiến lược hạ tầng, chiến lược kinh doanh, giải quyết các vướng mắc còn tồn tại. Thực tế sau này, anh Phan Hoàng Việt (Phó TGĐ Viettel Telecom hiện nay ) đã tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc Bitel và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nói chung, mình phải xác định có những việc không xảy ra lúc này sẽ xảy ra lúc khác. Xác định như vậy rồi thì mình lạc quan và tự tin. Bất ngờ đến thì mình đón nhận nó thôi.

Nhiều áp lực như vậy, điều gì giúp anh tự tin khi đảm nhiệm người đứng đầu Viettel?

Thành quả của thế hệ trước là nền tảng khiến anh tự tin rất nhiều. Bên cạnh những thành tựu mà Viettel đã đạt được là những giá trị, bài học quý giá.

Các bác, các chú, các anh trong Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các cơ quan Tập đoàn qua các thời kỳ… vừa là chỉ huy, vừa là người thầy của anh, chỉ bảo anh rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Kế thừa những giá trị của thế hệ đi trước giúp anh tin mình có thể hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt một tổ chức quy mô và tầm vóc lớn như Viettel hiện nay.

Hơn nữa, Viettel hiện có một thế hệ cán bộ công nhân viên trưởng thành, chín muồi về nhận thức, giỏi về kỹ năng, am hiểu về công nghệ. Viettel đang tiếp tục thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, tâm huyết phụng sự đất nước.

Từ bên ngoài, Viettel đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng hết sức quan tâm và tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Đây là tiền đề để Viettel không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững.

Anh may mắn kế được kế thừa con đường đã chọn của Tập đoàn. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đã được bàn bạc rất kỹ, có sự đóng góp của tất cả các thành viên Ban tổng giám đốc, trong đó có anh.

Như anh chia sẻ, công nghệ số đang chuyển dịch mạnh mẽ trên toàn cầu. Sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” của Viettel sẽ thế nào thời gian tới?

Viettel là tập đoàn kinh tế nhà nước, chủ lực lĩnh vực công nghệ. Bởi vậy, chúng ta luôn luôn đi đầu mang lại những giá trị tốt nhất cho xã hội, cho người dân, cho Chính phủ. Tôn chỉ của Viettel như vậy.

Chuyển đối số xuất hiện khoảng 5 năm nay và phát triển rất nhanh. Đòi hỏi đầu tiên của công nghệ số là phải có chiến lược đúng đắn. Bên cạnh đó là liên tục phải bám sát hành vi của người người dùng.

“Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” là sứ mệnh do Tập đoàn chủ động đặt ra, nhưng cũng là nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ, đất nước đã giao phó. Anh Lê Đăng Dũng đại diện cho Tập đoàn tuyên bố sứ mệnh đó.

Giờ đây, trách nhiệm của chúng ta là vận dụng hết mọi trí lực, nguồn lực để thực hiện thành công sứ mệnh này. Đó là một sứ mệnh xứng đáng tạo ra một cuộc cách mạng rất lớn, như Viettel đã từng thực hiện cuộc cách mạng phổ cập di động, phổ cập Internet băng rộng…

Trong năm 2022, chúng ta ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud đa dạng và có quy mô lớn nhất Việt Nam, tiếp tục mở rộng năng lực về hạ tấng số Viettel, đóng góp vào hạ tầng số quốc gia. Các nền tảng số cho chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp được ghi nhận, đánh giá cao. Hiện có 35 tỉnh/thành phố đã được triển khai nền tảng điều hành đô thị thông minh đem lại sự hài lòng cho người dân đối với chính quyền. Trong đời sống xã hội, nền tảng thanh toán số ViettelMoney, nền tảng giải trí nội dung số TV360 cũng đang phát triển mạnh mẽ.

Chúng ta tự tin mình đang đi đúng hướng và đang tiếp tục phát triển những nền tảng, dịch vụ số quan trọng cho đất nước, xã hội.

Nhìn lại 2022, với những mục tiêu đã đề ra, điều gì khiến anh hài lòng nhất?

Điều làm anh thấy rất vui đó là mọi người thực sự đồng lòng từ ban lãnh đạo Tập đoàn, các cấp quản lý, đến cán bộ công nhân viên.

2 năm vừa qua, Tập đoàn nằm trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước. Cùng lúc đó, chúng ta tổ chức lại bộ máy, chia lại kênh bán hàng khiến nhiều CBCNV còn tâm tư. Ngay đầu năm, chúng ta tổ chức một buổi nói chuyện về hành trình tiếp theo của Viettel, nhận được rất nhiều băn khoăn và rất nhiều ý kiến đóng góp của CBNV. Chúng ta đã thấy được những việc cần làm để gỡ các nút thắt, tạo đà cho phát triển.

Đánh giá lại cơ chế lương, điều chỉnh mô hình tổ chức, tập trung chiến lược nhân sự, giải quyết vấn đề kỹ thuật, kênh phân phối,… CBNV tin tưởng hơn vào đường lối của lãnh đạo Tập đoàn, đoàn kết hơn, đồng hành cùng nhau hơn.

Về điều kiện khách quan, Đảng, Chính phủ rất quyết tâm thực hiện mục tiêu kép: vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế. Doanh nghiệp, người dân đều khát khao phục hồi kinh tế. Chúng ta thừa hưởng chính sách thúc đẩy kinh tế của Nhà nước, có thêm sự cộng hưởng của đối tác, khách hàng.

Từ bên trong Tập đoàn, lãnh đạo và CBNV các cơ quan, đơn vị đã rất nỗ lực. Về viễn thông trong nước, bối cảnh hiện nay tăng trưởng 1-2% là rất thách thức, nhưng năm qua chúng ta đã tăng trưởng 3,8 % . Khi viễn thông tăng trưởng, kéo theo một loạt các lĩnh vực khác tăng trưởng rất lớn. Viễn thông nước ngoài tăng trưởng 21%. Dù nhiều thị trường bị ảnh hưởng về kinh tế, chính biến, thiên tai, dịch bệnh nhưng đều nỗ lực, có những thị trường tăng trưởng rất mạnh, 5 thị trường duy trì vị thế số 1.Các khối nghiên cứu sản xuất, khối các đơn vị truyền thống đều có nhiều cách làm mới, hoàn thành được các nhiệm vụ thách thức.

Vì vậy mà toàn Tập đoàn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra.

Với kết quả đạt được trong bối cảnh phức tạp của năm 2022, cảm xúc của anh như thế nào?

Thực ra bảo mừng thì không hẳn đúng, nhưng cũng không phải là lo. Anh thấy luôn lạc quan, và cần lạc quan có cơ sở.

Cuộc sống mà chúng ta không lạc quan thì không làm được gì cả. Trong bộ sách Tứ thư cho lãnh đạo của tác giả Hoà Nhân, có dẫn một câu chuyện: hai sinh viên có năng lực như nhau, được đào tạo giống hệt nhau, điểm tốt nghiệp bằng nhau, nhưng ra đời, người nào lạc quan hơn sẽ thành công hơn.

Trong bối cảnh hiện nay, kết quả tăng trưởng của mình là có cơ sở dựa vào thế mạnh, vào sự đầu tư từ rất sớm của Viettel. Ví dụ, đối với viễn thông trong nước, sau 2 năm đại dịch khó khăn, người dân có nhu cầu sử dụng viễn thông nhiều hơn, trong khi mình đã đầu tư vùng phủ rộng, chất lượng mạng lưới tốt thì mình sẽ thấy việc tăng trưởng rất có cơ sở.

Chúng ta tin tưởng Tập đoàn có chiến lược đúng đắn, có hệ thống quản trị tốt, có tinh thần phụng sự, hành động quyết liệt thì tổ chức sẽ rất ổn

Một số CBNV lo lắng Viettel đang phát triển quá to, trở nên khó kiểm soát. Anh có đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Cứ lo lắng thì không phát triển được, sinh ra bảo thủ, trì trệ. Mình sợ hãi sẽ nghĩ ra cách để không làm.

Anh vẫn thường nói với các Trưởng ban Tập đoàn: Cơ quan là phải “gánh” 2 vai. Một vai kiểm soát để đơn vị thực hiện đúng quy trình, quy định. Vai còn lại là liên tục tháo gỡ chính sách để thúc đẩy phát triển.

Có vấn đề thì phải cùng bàn bạc, phân tích hướng đến phát triển, rồi kiểm soát cho phát triển đúng hướng. Nếu sự phát triển bị ràng buộc bởi các quy định do chúng ta tạo ra thì tự chỉnh sửa. Nếu khó khăn ở phạm vi cao hơn thì chúng ta báo cáo, thuyết phục để thay đổi.

Mỗi CBNV cũng cần nhận thức về hai vai của mình. Bên cạnh trách nhiệm tuân thủ quy định, mỗi người phải lên tiếng khi phát hiện, trải nghiệm những điều không đem lại giá trị, không phù hợp, không thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, của Tập đoàn.

Chúng ta tin tưởng Tập đoàn có chiến lược đúng đắn, có hệ thống quản trị tốt, có tinh thần phụng sự, hành động động quyết liệt thì tổ chức sẽ rất ổn.

KHI LẮNG NGHE SẼ BIẾT THÊM NHỮNG ĐIỀU MÌNH CHƯA BIẾT

Trong năm 2022, anh cũng nhấn mạnh chủ trương “lắng nghe” tiếng nói từ cơ sở. Anh chia sẻ thêm, lắng nghe giúp chúng ta điều gì?

Anh nghĩ trong tổ chức, mình là lãnh đạo, mình không thể biết hết được mọi thứ. Mình cần lắng nghe, nghe kỹ, nghe ngược, nghe xuôi, nghe không thuận tai cũng vẫn nên nghe trước khi quyết định. Thông tin đa chiều sẽ cho mình cơ sở vững chắc để ra quyết định.

Đức Đại Lai Lạt Ma từng nói: “Khi bạn nói, bạn chỉ lặp lại những gì bạn đã biết. Nhưng khi bạn lắng nghe, bạn có thể sẽ biết thêm những điều mới”. Anh nghĩ đó là triết lý sâu sắc cho mỗi người trong cuộc sống.

Mới đây, anh có đến thăm Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – một lãnh tụ lắng nghe và gần dân, có nhiều câu nói của bác nghe thấm lắm. Bác Kiệt nói: “Khi tiếp xúc với anh em chuyên viên, họ nói nhiều điều nghe cũng rất khó chịu, có khi như bị xúc phạm. Nhưng rồi lý trí bảo mình phải nghe. Người ta nói khó chịu nhưng nói thật, mình muốn nghe cái thật đó”. Và bác cũng phân tích: “Chỉ khi nào chúng ta thực sự độc lập và sáng tạo trong chủ trương, đường lối, luôn luôn biết kiểm chứng qua thực tiễn, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của dân, gắn bó với dân, thì lúc đó chúng ta giành được thắng lợi”.

Lắng nghe chính là sự tôn trọng. Mình muốn được tôn trọng thì mình phải biết tôn trọng người khác. Không thể có chuyện đoàn kết nếu không ai chịu nghe ai, không ai tôn trọng ai. Tuy nhiên, việc lắng nghe phải kiên nhẫn và sáng suốt. Người nghe cần phân tích, chọn lọc được ra thông tin chính, không bỏ lỡ những ý tưởng tốt, không làm người nói mất động lực.

Khi lắng nghe, bản thân anh hiểu tổ chức hơn rất là nhiều. Nhiều lĩnh vực, đơn vị trước đây anh chưa phụ trách, giờ phụ trách chung, cần phải nghe, thậm chí là học để nắm vững. Lắng nghe tiếng nói để nắm bắt tâm tư CBNV, từ đó phát hiện vấn đề của tổ chức để điều chỉnh, hoàn thiện. Vì Viettel tốt lên trên Viettel Family là một chương trình rất tốt, anh nhận được nhiều thông tin từ chương trình đó.

Anh cũng chú ý nghe thông tin từ xã hội. Từ đó, thấy xã hội đang kỳ vọng vào Viettel rất nhiều, trong đó có câu chuyện chuyển đổi số. Mình có lắng nghe mới phục vụ được khách hàng, được xã hội tốt hơn.

Không chỉ có lãnh đạo phải biết lắng nghe, mà chiều ngược lại, người nhân viên biết lắng nghe sẽ vận dụng, phát triển công việc của mình.

TGĐ-Thang-3.jpg

Vậy thì điều gì làm anh vẫn còn trăn trở trong năm 2022, cần làm tốt hơn trong năm tới?

Năm 2023, chúng ta cần dự phòng và xử lý tốt các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài như: xung đột chính trị, mối quan hệ với đối tác, đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng tiền thị trường mất giá… Các vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh tại thị trường mà chúng ta đầu tư. Ngoài ra, dịch bệnh, thiên tai làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần cán bộ công nhân viên.

Từ những trăn trở đó, chúng ta có thể tìm ra biện pháp ứng phó với khủng hoảng một cách chủ động.

Viettel sẽ kỳ vọng những cơ hội lớn nào trong năm 2023, thưa anh?

Năm 2023 có rất nhiều cơ hội cho Viettel. Chính phủ đang điều hành quyết liệt để phục hồi kinh tế. Các nước Viettel đầu tư và nhiều địa phương tại Việt Nam tích cực thúc đẩy chuyển đổi số. Cơ hội phát triển, kinh doanh các nền tảng, dịch vụ số của Viettel là rất lớn.

Dịch vụ viễn thông cả trong nước và nước ngoài đang giữ được đà tăng trưởng. Chúng ta đặt rất nhiều kỳ vọng vào các thị trường châu Á và châu Phi.

Dịch vụ 5G được thương mại hóa cũng sẽ là điểm nhấn của năm khi được Bộ TT&TT cấp phép tần số và chính thức kinh doanh thương mại.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, năm vừa qua Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã giao mục tiêu rất thách thức, lộ trình rất cụ thể. Năm 2023, chúng ta tập trung thực hiện. Đây cũng là lĩnh vực tạo vị thế tiên phong của Viettel bên cạnh sứ mệnh chuyển đổi số.

Trước thềm năm mới 2023, điều anh muốn nhắn gửi cán bộ nhân viên là gì?

Mục tiêu của năm 2023 rất cao, chúng ta cần tập trung nguồn lực để thực hiện. Các vấn đề về tổ chức, chúng ta không có thay đổi gì lớn. Từ bên trong, những cơ chế, chính sách sẽ được tiếp tục hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho người lao động. Công cụ, quy trình sẽ cần đơn giản hoá, nhanh và thuận lợi hơn để người lao động làm việc năng suất hơn, mang lại giá trị tốt hơn cho Tập đoàn.

Bởi vậy, anh muốn gửi rất nhiều mong mỏi tới các đồng chí, đồng đội trong Ngôi nhà Viettel.

Đầu tiên là mong mọi người có sức khoẻ thể chất và tinh thần thật tốt, để tiếp tục gánh vác trọng trách, sứ mệnh của mỗi người và của Viettel. Mỗi người, mỗi bộ phận làm tốt sẽ giúp cho cả tổ chức tốt lên. Cả Tập đoàn tăng trưởng 1-2% là rất thách thức, nhưng mỗi người làm tăng trưởng phần của mình 1-2% là điều bình thường, cộng hưởng lại sẽ giúp Tập đoàn tăng trưởng mạnh mẽ.

Thứ hai, anh mong muốn mọi người tiếp tục đoàn kết, đồng hành cùng với nhau với tinh thần chỉ có một Viettel.

Thứ ba, anh rất mong muốn mọi người tiếp tục tin tưởng lãnh đạo Tập đoàn. CBNV hãy gửi tới anh và ban lãnh đạo Tập đoàn năng lượng tích cực để có thêm động lực.

Chúc cho mọi người một năm mới thực sự là tươi mới, tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống của mình, trong công việc của mình và luôn luôn tự hào về hai chữ Viettel trong trái tim mỗi người.

Xin cảm ơn anh!

Đối với người Viettel, năm 2022 sẽ là năm rất đặc biệt. Cơ hội dồn dập đến từ khát khao hồi phục sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch COVID. Thách thức cũng bủa vây bởi những khủng hoảng địa chính trị, năng lượng và kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đan xen phức tạp đó, người Viettel vẫn tìm cho mình lối đi riêng, vượt qua thách thức trước mắt, đặt nền tảng cho tương lai bền vững.

Dấu ấn Viettel năm 2022 có những điều là thành tựu của nhiều thế hệ đi trước đến bây giờ mới gặt hái, có những điều sẽ mở ra tương lai cho 10 – 20 năm sau. Nhưng tất cả đều hội tụ một điểm: Giải những bài toán, vấn đề chiến lược của Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam. Từ chuyển giao thế hệ lãnh đạo, hoàn thành dự án vũ khí chiến lược, phát triển thị trường viễn thông, kiến tạo hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số,… tầm vóc và sự ảnh hưởng tác động đến hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu. Quan trọng hơn, đằng sau những con số, sự kiện, chúng ta đều cảm nhận được đó là niềm tin của Đảng, Chính phủ và nhân dân dành cho một tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Đại tá Tào Đức Thắng chính thức điều hành hoạt động của Viettel từ ngày 1/1/2022 trên cương vị Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn thay cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nghỉ hưu theo chế độ.

Đại tá Tào Đức Thắng cam kết luôn giữ vững tinh thần tiên phong, duy trì vị thế số 1, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng của các thế hệ đi trước, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho Viettel.

Cùng thời gian này, Quân ủy Trung ương chuẩn y đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam giữ chức Bí thư ĐU Tập đoàn. Tiếp đó, Thượng tá Đào Xuân Vũ được trao quyết định bổ nhiệm giữ chức PTGĐ Tập đoàn. Trong năm, Viettel cũng kiện toàn mô hình tổ chức các cơ quan, đơn vị và bổ nhiệm nhiều lãnh đạo trẻ chủ chốt để phù hợp với chiến lược của giai đoạn phát triển mới.

Năm 2022, Viettel đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo đặc biệt của Chính phủ, Bộ, ngành. Đặc biệt, Tập đoàn đã vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm, làm việc. Qua đó, Tập đoàn đã được hỗ trợ, tháo gỡ nhiều cơ chế, chính sách quan trọng trong giai đoạn phát triển tới.

Nổi bật phải kể tới cơ chế sử dụng nguồn vốn ngân sách 30% lợi nhuận sau thuế; chiến lược, đề án tái cơ cấu của Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 hay cơ chế tiền lương công ty Mẹ.

Thủ tướng và lãnh đạo Bộ, ngành cũng tiếp tục tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ, trọng trách mới cho Viettel như nghiên cứu, sản xuất chip; giữ vai trò trung gian thanh toán chuyển mạch và bù trừ điện tử; tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh,… đồng thời lựa chọn Viettel là đối tác chiến lược trong chuyển đổi số, nghiên cứu sản xuất công nghệ cao.

Ngày 14/10, Viettel ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn và đa dạng nhất cả nước. Viettel Cloud đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái cloud, gồm: Hạ tầng - Nền tảng - Ứng dụng - Tư vấn, triển khai, vận hành - Trung tâm dữ liệu.

Sự kiện thể hiện cam kết của Viettel sẽ hoàn thành mục tiêu mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây đặt tại Việt Nam, do người Việt Nam nghiên cứu, triển khai, quản lý vận hành và đảm bảo an toàn thông tin.

Đây cũng là minh chứng khẳng định Viettel tiếp tục là doanh nghiệp tiên phong, chủ lực góp phần kiến tạo xã hội số tại Việt Nam với 4 trọng tâm: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh mạng.

Ngày 15/10, Viettel ra mắt TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) - tổng công ty thứ 9, được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Thông tin M1 và Công ty Thông tin M3.

Việc thành lập TCT VMC giúp Viettel hoàn thiện mô hình trở thành hạt nhân tổ hợp quốc phòng công nghệ cao, tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam xuất khẩu ra thị trường lớn trên thế giới.

Viettel đã đảm bảo tốt tiến độ nghiên cứu, sản xuất trang thiết bị công nghệ cao phục vụ hiện đại hóa quân đội; liên tục cải tiến các trang thiết bị thế hệ mới như UAV trinh sát, UAV cảm tử, thiết bị tác chiến điện tử, quang điện tử, hệ thống huấn luyện mô phỏng… Các thiết bị hạ tầng viễn thông như 5G, OCS 4.0, ONT... tiếp tục được phát triển và thúc đẩy thương mại hóa.

Ngày 19/5, 2 công trình của Viettel được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước về khoa học, công nghệ. Đó là công trình “Thiết kế, chế tạo ra-đa cảnh giới biển tầm trung trên nền tảng công nghệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trang bị cho QĐND Việt Nam” và công trình “Nền tảng công nghệ vô tuyến điện quân sự thế hệ mới phục vụ chế tạo, sản xuất trang bị thông tin hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ quân sự, quốc phòng”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 2 công trình của Viettel là kết quả từ quá trình nghiên cứu, cống hiến trí tuệ và tài năng của đội ngũ tác giả. Giải thưởng là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những chiến công thầm lặng của các nhà khoa học quân sự Việt Nam.

Viettel đã được cấp 56 bằng bảo hộ sáng chế ở trong nước và được USPTO cấp 11 bằng bảo hộ sáng chế tại Mỹ. Viettel hiện là doanh nghiệp công nghệ có số lượng đơn đăng ký sáng chế và số bằng sáng chế được cấp hàng năm nhiều nhất tại Việt Nam.

Ngày 16/8, một loại khí tài lớn, hiện đại do Viettel làm chủ công nghệ, đã hoàn thành sản xuất, bàn giao cho Quân chủng PKKQ đưa vào trang bị và sử dụng trong diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.

Viettel đang làm chủ nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới, bao gồm các chức năng: Trinh sát, thu thập thông tin - Truyền nhận thông tin - Xử lý thông tin để ra quyết định – Trang bị công nghệ cao trên tất cả 6 môi trường tác chiến trên bộ, trên biển, trên không, không gian mạng, phổ điện từ và vũ trụ.

Năm 2022, Viettel nghiên cứu, chế tạo thành công và nhiệm thu cấp Bộ Quốc phòng 2 sản phẩm chiến lược mới với tính năng kỹ chiến thuật ngang tầm sản phẩm thế giới, đem lại triển vọng tăng trưởng mới cho Tập đoàn trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất.

Tháng 10/2022, Viettel Money là đại diện duy nhất của Việt Nam trở thành Quán quân giải thưởng Excellence Awards 2022 của TM Forum, hạng mục “Vươn tầm kết nối” (Beyond Connectivity).

Viettel Money đã chứng minh sức ảnh hưởng trong làn sóng chuyển đối số, kinh tế số khi xóa bỏ mọi rào cản về địa lý công nghệ, tiên phong phổ cập tài chính số với sứ mệnh “Ở đâu có sóng viễn thông, ở đó có hạ tầng và dịch vụ số”.

Năm 2022, Viettel sở hữu số lượng giải thưởng trong nước và quốc tế nhiều nhất từ trước đến nay. Tại IT World Awards, Viettel giành nhiều giải nhất thế giới khi được vinh danh tại 37 hạng mục. Cùng với đó là hàng loạt danh hiệu, giải thưởng lớn, uy tín như Sao Khuê, Vietnam Digital Awards, Smart City Award, Cybersecurity Excellence Award, Stevie Awards, AI City Challenge, Pwn2Own 2022, thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn nhất, nơi làm việc tốt nhất dành cho nhân sự châu Á…

Kết thúc năm 2022, tất cả các chỉ số kinh doanh chính của Tập đoàn đều đạt và vượt so với kế hoạch. Doanh thu hợp nhất 163,8 nghìn tỷ, tăng trưởng 6,06%. Lợi nhuận đạt 43,1 nghìn tỷ, tăng trưởng 6%. Nộp ngân sách nhà nước 37,6 nghìn tỷ, hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Nổi bật trong bức tranh SXKD của Tập đoàn là doanh thu dịch vụ viễn thông trong nước tăng trưởng 3,8%, tiếp tục dẫn đầu về thị phần thuê bao di động với 54,5%. Số lượng người dân dùng Internet di động tăng gấp 2 lần trong vòng 3 năm.

Năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp Viettel duy trì vị thế thương hiệu giá trị nhất Việt Nam với mức định giá 8,8 tỷ USD theo công bố của Brand Finance. Thương hiệu Viettel được định giá cao gấp 3 lần hai thương hiệu lần lượt đứng thứ hai và thứ ba (khoảng 2,8 tỷ USD) trên bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Doanh thu đầu tư quốc tế của Viettel năm 2022 là 1,15 tỷ USD, đạt 107% kế hoạch; doanh thu dịch vụ viễn thông nước ngoài đạt 2,46 tỷ USD, tăng trưởng 21%, giữ vững mức tăng 2 con số trong 6 năm liên tiếp; lợi nhuận trước thuế là 200,3 triệu USD, cao gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Đặc biệt, dòng tiền về nước là 438 triệu USD, cao kỷ lục nhất trong 5 năm trở lại đây.

Viettel đang giữ vị trí số 1 tại Lào, Campuchia, Myanmar, Đông Timor và Burundi. Các thị trường châu Á có bước tăng trưởng đột phá về thuê bao cố định băng rộng. Tại châu Phi, Viettel dẫn đầu về tăng trưởng thuê bao di động.

Thành quả đầu tư ra nước ngoài của Viettel góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia. Viettel đã nhiều lần được Chính phủ, Bộ Ngoại giao biểu dương vì những đóng góp thiết thực trong việc lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra bạn bè quốc tế.

Bứt phá trong thị trường truyền hình số, TV360 - ứng dụng do Viettel phát triển đã đạt con số 10 triệu người dùng hàng tháng và vươn lên số 1 về ứng dụng OTT truyền hình của Việt Nam với 44% thị phần. Như vậy, chỉ sau hơn 1 năm chính thức ra mắt, TV360 đã vượt xa về thị phần so với các nhà cung cấp dịch vụ OTT truyền hình tại Việt Nam.

Hoạt động đa nền tảng, kho nội dung của TV360 gồm 160 kênh và có thế mạnh vượt trội về hạ tầng mạng lưới giúp tốc độ truyền cực nhanh, kể cả khi streaming với độ phân giải cao nhất. TV360 giới thiệu đến khán giả hàng loạt các giải đấu lớn như SeaGame, AFF Suzuki Cup, V-League, Cúp Quốc gia, giải thể thao Ngoại hạng Anh…

Viettel miễn phí 4G tốc độ cao cho TV360. Chính sách đột phá này giúp tỷ lệ sử dụng TV360 trên app lên tới 74% thay vì website, wapsite như những sản phẩm khác.

Năm 2022, Viettel đã khẳng định vị thế doanh nghiệp đầu tư cho thuê hạ tầng viễn thông TowerCo số 1 Việt Nam khi hết năm 2022 sở hữu gần 4.000 trạm BTS cho thuê, gần 2 triệu m2 DAS, gần 3.000km truyền dẫn và 16,87MWp năng lượng mặt trời.

Hạ tầng cho thuê do Viettel sở hữu phân bổ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa… nơi tập trung đông dân cư và nhu cầu tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng. Ngoài phục vụ nhu cầu nội bộ, khách hàng sử dụng trạm BTS của Viettel còn có nhiều doanh nghiệp khác như Vinaphone, MobiFone, Vietnammobile. Về mảng cáp có MobiFone, FPT, CMC, Intercom, Netviet, SCTV, SPT, EVNICT, VNPT…

Ngoài các đơn vị trong nước, Viettel còn quản lý lớp mạng truy nhập viễn thông của 5 TowerCo tại Myanmar là NTD, MNTI, TIP hay Fortune.

Đi cùng Viettel qua cả 4 giai đoạn phát triển, Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Nam luôn chỉ rõ cần gắn liền nhận thức, cách làm của Viettel trong mỗi quyết định và ngay cả trong cuộc sống.

Thưa anh, năm 2022 là năm đặc biệt với Tập đoàn khi có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Đây cũng là thời điểm các hoạt động sản xuất kinh doanh cần có sự đột phá sau 02 năm Covid. Nhìn lại năm 2022, anh thấy điều gì đáng nói nhất?

Năm 2022 là năm chúng ta có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo, kiện toàn thường vụ Đảng ủy, Ban TGĐ. Đây cũng là năm kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động. Với những tác động như vậy, chúng ta vẫn duy trì được sự tăng trưởng hơn 6%, hoàn thành tốt kế hoạch năm cả về doanh thu và lợi nhuận, đơn vị ổn định đoàn kết.

Kết quả này cho thấy, sức khoẻ của tổ chức rất tốt. Giống như con người, nếu có sức khoẻ tốt, chúng ta có sự đề kháng, sự dẻo dai, phản ứng nhanh nhẹn và có khả năng thích ứng với môi trường cao.

Kết quả năm 2022 cũng một lần nữa chứng minh Viettel là tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động có hệ thống, nên trước nhiều biến động lớn cũng không làm xáo động tổ chức.

Tôi cho rằng, kết quả đó được kết tinh từ sự thống nhất đồng lòng cuả lãnh đạo Tập đoàn cũng như CBNV, kế thừa thành tựu của các thế hệ lãnh đạo trước một cách tốt nhất.

Thực tế năm 2022 đã chứng minh Viettel tiếp tục đoàn kết một cách thực chất. Với mỗi công việc, yêu cầu cụ thể đều nhận được sự thống nhất rất cao trong tổ chức.

Tại buổi lễ nhận nhiệm vụ Bí thư Đảng uỷ Tập đoàn, anh kêu gọi sự đoàn kết của chỉ huy các cấp và trong toàn Tập đoàn. Anh có thể lý giải thêm về lời kêu gọi này?

Đoàn kết là truyền thống, giá trị văn hoá của Viettel qua nhiều thế hệ. Lịch sử Viettel đã phản ánh sự thống nhất về nhận thức, văn hoá, chiến lược, cách làm tạo ra sự tin tưởng nhau trong lãnh đạo, chỉ huy và niềm tin của CBNV với lãnh đạo. Từ đó, Viettel đã có những quyết định nhanh, chớp được cơ hội và đạt được những thành công đột phá.

Thực tế năm 2022 đã chứng minh Viettel tiếp tục đoàn kết một cách thực chất. Với mỗi công việc, yêu cầu cụ thể đều nhận được sự thống nhất rất cao trong tổ chức.

Mỗi giai đoạn, Viettel lại đối mặt với những thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải chung sức, chung lòng, cùng gánh vác, cùng chia sẻ. Thường vụ Đảng ủy kêu gọi tất cả các cơ quan/đơn vị, cán bộ, đảng viên, người lao động tiếp tục tăng cường đoàn kết và đoàn kết hơn nữa.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn năm 2022 là: Thực hiện nề nếp hoạt động CTĐ, CTCT; thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng các cấp; Giữ gìn đoàn kết thống nhất, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Anh đánh giá nưh thế nào về kết quả thực hiện nhiệm vụ này của Tập đoàn?

2022 là năm chúng ta rất chú trọng vào các công tác Đảng, công tác chính trị. Tất cả các tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng các cấp thực hiện, duy trì tốt các nề nếp, chế độ trong công tác Đảng, công tác chính trị, ban hành nghị quyết bám theo thực tế của các nhiệm vụ cùng đơn vị. Các nghị quyết được ban hành kịp thời, sát với thực tế, đồng thời được triển khai rất cụ thể chi tiết xuống các đơn vị. Điều đó góp phần rất lớn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Năm 2022, chúng ta cũng đối mặt với một số vướng mắc tồn tại trong một thời gian. Đảng uỷ xác định vai trò phát huy trí tuệ tập thể, trách nhiệm của Đảng ủy viên để tìm các biện pháp, giải pháp để đưa ra những hành động có sự thống nhất cao. Sau khi ban hành Nghị quyết, các Đảng bộ/ Chị bộ đã quán triệt để thực hiện và từng bước vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển.

Các mặt công tác: Tuyên huấn, Tổ chức xây dựng Đảng, Kiểm tra giám sát, Cán bộ, Bảo vệ an ninh, Quần chúng, Chính sách dân vận… đạt được những kết quả cụ thể, duy trì được tính ổn định trong tổ chức.

Đúng là trong năm qua, CBNV cảm nhận được sự ổn định của tổ chức trong khi Tập đoàn không chỉ thay đổi lãnh đạo cấp cao, mà còn có sự thay đổi không nhỏ trong đội ngũ cán bộ quản lý các cơ quan, đơn vị trong Tập đoàn. Anh có thể cho biết yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi đội ngũ lãnh đạo cấp trung?

Năm 2022- khởi đầu cho giai đoạn mới, chúng ta nhận nhiều việc lớn, việc khó mới trong bối cảnh đối mặt với khủng hoảng, suy thoái kinh tế sau Covid, đứt gãy chuỗi cung ứng và rất nhiều yếu tố khác tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trên khắp thế giới của Viettel. Vì thế, chúng ta bắt buộc phải có sự rà soát, định vị lại công việc của từng đơn vị để tối ưu lại các mảng công việc, củng cố lại tổ chức của các đơn vị gồm cả người đứng đầu.

Sự thay đổi về nhân sự đều dựa trên yêu cầu, sự cần thiết của tổ chức đối chiếu theo mục tiêu chúng ta đặt ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn (2020-2025). Tập đoàn đã thực hiện rà soát quy hoạch nguồn cán bộ theo nhiệm kỳ, đưa vào quy hoạch cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn giỏi, có uy tín, có tố chất để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển trong thực tiễn, tạo nguồn vững chắc giữa các lứa lớp.

Năm vừa qua, Tập doàn thực hiện luân chuyển, điều động, giao nhiệm vụ cho 139 lượt cán bộ. Con số này không lớn hơn nhiều so với mọi năm, nhưng do chúng ta thực hiện tập trung vào một thời điểm nên có thể tạo cảm giác có sự thay đổi lớn, nhưng bản chất tất cả đều nằm trong kế hoạch, mục tiêu được đặt ra từ đầu nhiệm kỳ.

Ngoài việc quan tâm, bao quát công tác cán bộ ở vai trò của Bí thư Đảng ủy Tập đoàn, có thể thấy, anh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc đánh giá, sắp xếp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ tại thị trường. Có phải từ trải nghiệm bản thân đã từng kinh qua thị trường nước ngoài của anh?

Đảng uỷ Tập đoàn đã xác định, thị trường nước ngoài là môi trường tốt nhất để chúng ta thử thách cán bộ, phát hiện nhân tài. Thị trường nước ngoài cũng là cơ hội tốt nhất cho những ai muốn tích lũy kiến thức, kinh nhiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề để trở thành người chỉ huy thực thụ.

Viettel đã có rất nhiều đồng chí từ đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại thị trường nước ngoài đã chứng minh được năng lực của mình và khẳng định được thành công gắn liền với đơn vị. Những năm vừa qua, Thường vụ Đảng ủy, ban TGĐ Tập đoàn tăng cường hơn việc rà soát, phát hiện những đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ tại thị trường để sắp xếp vào các vị trí quan trọng tại các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, trong các các tiêu chí lựa chọn lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn, có yêu cầu cán bộ phải có thời gian công tác tại thị trường nước ngoài. Năm 2022, Viettel tiếp tục thực hiện tốt hơn, nghiêm túc hơn chủ trương này. Đây cũng là năm có số lượng lớn các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ tại thị trường, nhất là sau 2 năm Covid không thể di chuyển, năm nay các đồng chí đó đồng loạt rở về. Rất trùng hợp cùng lúc đó, Tập đoàn đang cần rất nhiều vị trí mới nên đã cơ bản sắp xếp được số các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ ở thị trường vào các vị trí thử thách hơn.

Bản thân tôi khi chưa sang thị trường công tác cũng đã hình dung được sự khó khăn và cả cơ hội cho nhiệm vụ của mình. Nhưng khi trực tiếp thực hiện, mình có thực tế hơn để hiểu hơn về những thách thức mình phải đối mặt. Tôi đã được giao thực hiện xây dựng hạ tầng, tổ chức kinh doanh cho một thị trường lớn và khó (Mytel- PV), khi đã có kinh nghiệm rất nhiều về việc này ở Việt Nam. Những ngày tháng va đập ở Myamar, tôi mới thấy mình phát huy hết các tố chất, sức mạnh tiềm ẩn, hoàn thành những việc khó khăn mà mình không nghĩ mình làm được. Viettel có giá trị cốt lõi “Thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý”, không có cách nào để trưởng thành tốt hơn là làm việc trực tiếp.

Văn hóa Viettel luôn được anh nhắc đến như một nền tảng khi giải quyết bất cứ công việc gì. Theo anh, hiện nay người Viettel cần tập trung vào giá trị cốt lõi nào?

Bộ giá trị cốt lõi Viettel là những đúc rút tổng quát ở nhiều khía cạnh khác nhau mà trong từng bối cảnh, từng sự việc có thể liên hệ một hay nhiều giá trị. Tôi cho rằng văn hoá Viettel luôn luôn là nền tảng để tạo ra sự khác biệt của Viettel.

Một trong những khác biệt của Viettel với các doanh nghiệp khác chính là tính kỷ luật. Chúng ta đặt ra yêu cầu kỷ luật trong tổ chức vì trước hết chúng ta là doanh nghiệp Quân đội, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Chúng ta không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh để có được doanh thu/ lợi nhuận, chúng ta còn thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ chính trị khác do Đảng, Bộ Quốc phòng giao. Công việc nhiều, đan xen liên tục giữa các mảng nhiệm vụ, nếu không duy trì kỷ luật dễ rơi vào tình trạng “dễ làm khó bỏ”.

Kỷ luật cũng là để giúp từng cá nhân tuân thủ tốt quy trình, trưởng thành hơn, thực sự là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Khi mình tuân thủ kỷ luật, mình sẽ hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp. Đó là điều Tập đoàn đương hướng tới cho tất cả CBNV.

Anh cũng thường hay tự nhận mình là một người khó tính, yêu cầu cao. Anh thường đặt ra tiêu chuẩn như thế nào trong công việc?

Viettel cung cấp dịch vụ cho hàng trăm triệu khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Để khách hàng có thể mua và gắn bó với dịch vụ của Viettel thì một trong những điểm quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ. Không thế đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nếu như người chỉ huy dễ dãi với tổ chức. Tôi hay các anh trong Ban Tổng giám đốc Tập đoàn có khó tính, khắt khe, yêu cầu cao trong công việc thì đó là vì mục tiêu, để cho khách hàng được cung cấp dịch vụ tốt nhất, được chăm sóc tốt nhất.

Quyền lợi của khách hàng được đặt lên hàng đầu, còn quyền lợi của người lao động được coi trọng như thế nào thưa anh?

“Lấy con người là yếu tố cốt lõi” là một trong 5 quan điểm phát triển của Viettel. Con người ở đây là bất kỳ ai liên quan đến Viettel, trong đó, người lao động là lực lượng quan trọng nhất tạo ra Viettel.

Thường vụ Đảng uỷ, Ban Tổng giám đốc Tập đoàn trước mỗi thay đổi của Tập đoàn đều đặt câu hỏi: việc này có ảnh gì đến quyền lợi của người lao động? Kể cả với những tác động khách quan: khủng hoảng kinh tế, sự trượt giá thị trường… sẽ tác động như thế nào đến đời sống của người lao động? Chúng ta quyết tâm đảm bảo cho người lao động Viettel phải có mức thu nhập khá so với thị trường trong cùng lĩnh vực. Người lao động Viettel phải được bảo vệ có việc làm, có thu nhập và có phúc lợi hàng đầu Việt Nam. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của Viettel.

Mục tiêu cao đi cùng việc phân tích sự khả thi là để người thực hiện phát huy tốt nhất năng lực của mình, tập trung các nguồn lực tốt nhất để thực hiện. Việc đó cũng tạo ra sự hưng phấn, khát vọng cho người thực hiện. Khi chúng ta đặt mục tiêu thấp thì thực hiện rất nhàm chán.

“Tương truyền” ở Viettel, mọi người hay nhận định, anh là một trong những lãnh đạo luôn giao mục tiêu cao và phải thực hiện bằng được mục tiêu đó trong thời gian ngắn nhất. Triết lý nào để anh đặt ra sức ép đó?

Mục tiêu cao đi cùng việc phân tích sự khả thi là để người thực hiện phát huy tốt nhất năng lực của mình, tập trung các nguồn lực tốt nhất để thực hiện.

Việc đó cũng tạo ra sự hưng phấn, khát vọng cho người thực hiện. Khi chúng ta đặt mục tiêu thấp thì thực hiện rất nhàm chán. Trong cái bối cảnh hiện nay, chúng ta làm những việc bình thường thì nó không tạo ra sự tăng trưởng hay vị thế cho tổ chức như Viettel.

Thực tế cho thấy, sự táo bạo có cơ sở đều đem lại kết quả thực sự đột phá. Đầu năm 2022, khi giao chỉ tiêu dán thẻ ePass, các đơn vị và cơ quan đề xuất giao cho VDTC dán được 300 nghìn thẻ, đây là con số cao hơn tiền lệ của thị trường. Tôi đề nghị nâng chỉ tiêu lên 450 nghìn vì nhìn thấy cơ hội rất lớn từ chính sách của Chính phủ, mức độ tăng trưởng của thị trường ô tô, sự phục hồi giao thông, giao thương sau dịch… nên yêu cầu tăng lên gấp rưỡi so với đề xuất. Kết quả, kết thúc năm 2022, nhờ sự vào cuộc của tất cả các đơn vị kinh doanh các sản phẩm khách hàng cá nhân của Tập đoàn, chúng ta đã đạt con số hơn 600 nghìn thẻ được dán.

Năm 2023, Đảng uỷ Tập đoàn sẽ quyết nghị những mục tiêu đột phá nào, thưa anh?

Năm nay, Tập đoàn tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao dù cho có rất nhiều khó khăn trước mắt. Đây là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ X (2020-2025), nên bắt buộc phải tăng tốc để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, đảm bảo tăng trưởng bình quân…..%/ năm.

Đi cùng với đó là việc duy trì chất lượng các sản phẩm, dịch vụ tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. Là Tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước, Viettel tiếp tục nhận việc khó do Chính phủ, Quân đội giao.

Cùng một lúc có nhiều việc lớn như vậy thì thực sự chỉ có cách là chúng ta phải hết mình cùng với sự chuẩn bị tốt về con người, tài chính, tổ chức và các nguồn lực khác để đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đối với nhiệm vụ Công tác Đảng, công tác chính trị- công tác con người của Tập đoàn, yêu cầu của Tập đoàn sẽ như thế nào?

Con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Người làm công tác Đảng, chính trị, tổ chức, những công việc liên quan đến yếu tố con người phải luôn luôn phải xác định phong cách gần gũi, lắng nghe, chia sẻ và quan trọng nhất là mình phải làm cùng, trải nghiệm với cơ sở, với CBNV. Khi chúng ta gần gũi với người lao động, chúng ta sẽ hiểu được họ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Công tác Đảng, công tác chính trị không chỉ dừng ở ban hành nghị quyết, quán triệt hay là ở các bài giảng, lời khuyên, mà phải gắn liền với thực tiễn.

Là Bí thư Đảng uỷ Tập đoàn, tôi đã yêu cầu tất cả những người làm công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức phải thường xuyên đi cơ sở, thường xuyên tìm hiểu, nắm về kỹ thuật, dịch vụ, sản phẩm để có thể hiểu hết thuận lợi, khó khăn chia sẻ cũng như đồng hành cùng cùng người lao động. Đó chính là làm tốt nhất nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị.

Cá nhân anh thì đặt ra mục tiêu gì cho mình?

Tôi sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong chức trách của mình.

Lời chúc anh dành cho CBNV trong dịp năm mới là gì, thưa anh?

Tôi mong mỗi người Viettel hãy đặt ra một mục tiêu phù hợp để nỗ lực thực hiện. Hãy làm việc hết mình với tổ chức mình đã chọn và có một cuộc sống ngày càng hạnh phúc.

Chúc anh năm mới sẽ hoàn thành mục tiêu của mình và luôn hạnh phúc.

Làm thế nào để một doanh nghiệp mới, xây dựng trên nền tảng cũ nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển? Bài toán đó đã được TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) tìm ra lời giải ngay từ những ngày tháng đầu thành lập, bằng tâm thế của những người làm chủ cuộc chơi.

Ngày 15/10/2022, VMC chính thức ra mắt, trở thành Tổng Công ty thứ 9 trong hệ sinh thái Viettel. Khác với một doanh nghiệp mới hoàn toàn, VMC được hình thành trên cơ sở sáp nhập Công ty Thông tin M1 và Công ty Thông tin M3 thuộc khối Nghiên cứu sản xuất Viettel. Đây là hai đơn vị bề dày lịch sử trong lĩnh vực sản xuất điện tử, viễn thông, cáp quang và cơ khí chính xác.

Chủ động thay đổi

Ngay khi được quán triệt việc chủ trương thành lập Tổng Công ty, chị Hoàng Thị Thơm - Chuyên viên PhòngCNTT, Công ty Thông tin M1 – đã nhanh chóng “xắn tay” vào việc. Phát hiện cả M1 và M3 sử dụng 2 hệ thống quản trị dữ liệu khác nhau, chị Thơm chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan để triển khai phương án chuyển đổi, đồng bộ lấy hệ thống ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) làm nền tảng. Đây là phương án tối ưu, để “dòng chảy” dữ liệu VMC cập nhật chi tiết, minh bạch, giúp lãnh đạo nắm bắt đầy đủ thông tin, điều hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí các nguồn lực.

“Hàng trăm nghìn thông tin liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động đơn vị và hoạch định chiến lược phát triển có thể bị chậm trễ, sai lệch nếu việc đồng bộ không được tiến hành khẩn trương và chi tiết”- chị Thơm kể lại.

Vừa cung cấp quy trình, hướng dẫn nhập liệu, vừa sửa lỗi, nâng cấp, phát triển hệ thống, nhóm “đặc nhiệm” cho công việc này chỉ có 3 người, làm hết công suất mà vẫn không đáp ứng được tiến độ.

Chị Thơm chủ động đề xuất phương án “người cũ hỗ trợ người mới” thay vì tổ chức các khóa đào tạo tập trung; Mở thêm server nâng cấp hệ thống; Yêu cầu CBCNV trao đổi khó khăn qua email để đảm bảo nắm bắt đúng thông tin. Chỉ trong thời gian 1 tháng, nhóm của chị Thơm đã hoàn thành khối lượng công việc mà lẽ ra phải triển khai trong thời gian nhiều gấp đôi. Bí quyết lớn nhất nằm ở tinh thần chủ động thấy việc là làm, đặt mục tiêu cao để tìm cách nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.

Anh Nguyễn Thế Nghĩa - Tổng Giám đốc VCM: "Việc đầu tiên khi tôi nhận nhiệm vụ là tiếp xúc với các thế hệ lãnh đạo M1, M3"

Khó khăn là thuốc thử

Trong ngôi nhà chung “vừa lạ vừa quen”, anh Nguyễn Văn Tú – Nhân viên Quản lý chất lượng, làm quen với cách thức trao đổi công việc, thiết lập các mối quan hệ mới. Hiện tại, anh tham gia vào quy trình kiểm soát chất lượng thiết bị vật tư đầu vào tại 3 khu vực sản xuất của Tổng Công ty, thay vì chỉ tập trung 1 cơ sở (An Khánh) như trước đây. Chị Nguyễn Thị Hồng – Nhân viên Văn phòng, giờ đây cần thêm một tiếng di chuyển đến cơ quan do thay địa điểm làm việc từ Khu CNC Hoà Lạc chuyển về An Khánh (Hoài Đức).

Sự thay đổi là liều thuốc thử để nhạy bén và chủ động hơn để bứt phá lên. Chị Hồng có cơ hội làm quen với những bạn bè, đồng nghiệp mới ở các phòng, ban, học hỏi và cập nhật những quy định, thông tin. Chị nói để “làm mới” chính mình sau gần 20 năm công tác. Anh Tú có thêm cách linh hoạt trao đổi, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho nhóm kiểm soát chất lượng sản phẩm, cân đối giữa các khu vực sản xuất của Tổng Công ty. Trong Quý III/2022, bộ phận của anh Tú hoàn thành kiểm soát tốt chất lượng nguyên vật liệu cho 300.000 bộ sản phẩm theo quy trình mới, đảm bảo doanh thu quý cho đơn vị.

Viết tiếp khát vọng

Thượng tá Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng Giám đốc VMC, cho biết việc đầu tiên anh làm khi nhận nhiệm vụ là tiếp xúc với những thế hệ lãnh đạo của M1, M3. Là người đứng đầu cơ quan quản lý về công nghệ chuyển sang lãnh đạo đơn vị trực tiếp sản xuất sản phẩm công nghệ, anh mường tượng được những thách thức phía trước.

“Khi lắng nghe các bác đã ngoài 90 tuổi vẫn say sưa kể về truyền thống, vẫn đau đáu với những sản phẩm đầu ra, vẫn gắn bó với đơn vị như ngôi nhà của mình, tôi thấy được tiếp thêm động lực để đơn vị viết tiếp khát vọng của tập thể anh hùng”, anh Nghĩa chia sẻ.

Sắp tới, VMC sẽ là đơn vị sản xuất chính của Viettel trong các lĩnh vực cơ khí – điện tử công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho quốc phòng và dân dụng, phát triển các thành phần phụ trợ trong hệ sinh thái Viễn thông 5G như nguồn điện, anten, cáp quang…; Tập trung đẩy mạnh nghiên cứu trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió và các hệ thống chuyển đổi năng lượng cho quy mô gia đình và công nghiệp), làm chủ các công nghệ vật liệu mới, đón bắt xu hướng, tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thừa hưởng đội ngũ CBNV trách nhiệm, lăn xả với công việc, sẵn sàng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, VMC tự tin đi trên hành trình vươn tầm thế giới.

Năm 2023, TCT Dịch vụ số Viettel (VDS) đặt mục tiêu phát triển với tốc độ bằng 10 năm trước. Tổng Giám đốc VDS Lê Văn Đại dành tặng hai chữ “Khát vọng” cho những đồng nghiệp của mình với niềm tin: CBNV VDS luôn giữ năng lượng, khát khao và vững vàng niềm tin vào chiến lược, tương lai của đơn vị.

Tập thể với “Khát vọng” phổ cập dịch vụ tài chính số

Là mũi nhọn phát triển kinh tế số, VDS có trọng trách là doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc phổ cập tài chính số đến người dân Việt Nam. Cụ thể là triển khai tiền di động với khát vọng: Ở đâu có sóng viễn thông, nơi đó có hạ tầng và dịch vụ số.

Quyết tâm đưa 90 triệu người dân Việt Nam vào cuộc sống mới, Viettel Money phát triển hơn 300 tính năng, tiện ích được cá nhân hoá theo nhu cầu của mỗi khách hàng, cùng hệ thống điểm giao dịch/ điểm kinh doanh phủ rộng quy mô tới 11.000 xã

Trong buổi Talkshow “Lắng nghe - Thấu hiểu - Chia sẻ” được tổ chức gần đây tại VDS, Tổng giám đốc VDS Lê Văn Đại và những CBNV có thành tích xuất sắc đại diện cho toàn thể các thành viên Tổng công ty chia sẻ rất nhiều về ý chí và khát vọng.

Những mắt xích đa sắc cấu thành nên bộ máy VDS

Anh Phí Hữu Trường - nhân viên Phát triển sản phẩm - một trong những khách mời của chương trình, có một mong ước tất cả nhân dân Việt Nam và người dân ở quê đều được tiếp cận đến những sản phẩm tài chính số, linh hoạt trong việc tiêu tiền và các nhu cầu tài chính, đặc biệt là sản phẩm như Viettel Money.

Anh Phí Hữu Trường tại talkshow "Lắng nghe - Thấu hiểu - Chia sẻ"

Anh Trường là người được Ban lãnh đạo Tổng công ty tin tưởng chủ trì làm game Tết trên Viettel Money mỗi năm. “Khó khăn của mọi dự án Tết là việc bị cố định thời gian, không thể lùi deadline, lưu lượng sử dụng cao bắt buộc phải đảm bảo hệ thống và khó dự đoán được những vấn đề phát sinh”. Chính vì thế, trong lúc mọi người quan tâm, dành nhiều thời gian cho gia đình, team làm game Tết thường xuyên phải tăng ca, vất vả đến cả chiều tối ngày 30 Tết. Nhưng vì tinh thần trách nhiệm với công việc, anh luôn quan niệm: “Phải hoàn thành đến cùng mọi nhiệm vụ được giao”. Nhìn các chương trình Lì xì may mắn, Dũng sĩ Hổ vàng (game Tết năm 2022)… được người dùng đón nhận tích cực và viral nhanh chóng chính là niềm tự hào, “trái ngọt” mà mỗi năm anh Trường và team game Tết nhận được khi đã cống hiến hết sức mình vì sản phẩm của Tổng công ty.

Chị Nguyễn Thùy Dương khẳng định nữ giới làm nhành công nghệ là hoàn toàn có thể.

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Dương – một nữ Data Scientist lại đem câu chuyện của mình tới Talkshow để gửi đến thông điệp: "Không có gì là giới hạn". 6 năm học tập và tích luỹ kiến thức ở Pháp nhưng quyết định về Việt Nam làm việc, chị Dương chọn VDS vì “đây là nơi lý tưởng để áp dụng kiến thức toán kinh tế của bản thân”, môi trường VDS trẻ trung, năng động, khác hoàn toàn với suy nghĩ ban đầu. Chị cũng chia sẻ tại phòng Phân tích Dữ liệu chuyên sâu của VDS, một nửa CBNV làm BA (Business Analyst) đều là nữ, điều này chứng minh việc nữ giới làm ngành công nghệ là điều hoàn toàn có thể. Chỉ cần có ý chí và khát vọng, giới tính nào cũng đều có thể học tập và hoàn thành tốt công việc mình theo đuổi.

Tổng Giám đốc VDS Lê Văn Đại truyền cảm hứng và giải đáp câu hỏi của CBNV trong talkshow.

Talkshow là lần đầu tiên Tổng giám đốc VDS Lê Văn Đại có dịp chia sẻ cho các thành viên Tổng công ty câu chuyện của mình. Với 8 năm chinh chiến tại 3 thị trường khắc nghiệt: Burundi, Tanzania và Haiti, theo anh Đại, chính ý chí quyết tâm và tinh thần kỷ luật đã giúp anh lãnh đạo các anh em trải qua nhiều biến động như thiên tai, động đất, dịch bệnh… để bám trụ và triển khai kinh doanh tốt tại từng thị trường. Anh kỳ vọng ý chí, tinh thần và những kinh nghiệm đã được tôi luyện của mình sẽ là công cụ để anh lãnh đạo VDS vượt qua những khó khăn tiếp theo, vươn tới mục tiêu hệ sinh thái tài chính số số 1 Việt Nam.

“Năm 2023 sẽ là một năm thực sự bùng nổ, VDS đặt mục tiêu phát triển nhanh với tốc độ 1 năm bằng 10 năm trước đó”, TGĐ VDS nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu người VDS cần phải hiểu rõ sản phẩm, định hướng phát triển của tổ chức, giữ trong mình một khát vọng để đạt được mục tiêu đã đề ra.

“Dù chúng ta bao nhiêu tuổi, hãy làm việc với tinh thần tràn trề nhựa sống, thử biến ngày dài nhàm chán trở thành thời khắc tràn ngập năng lượng và khát vọng theo cách riêng của mình”, TGĐ Lê Văn Đại kỳ vọng: “Môi trường VDS sẽ thực là một môi trường gắn kết, khát vọng, cống hiến theo đúng nghĩa Ngôi nhà chung thứ 2 của mỗi CBNV, từ đó tạo khí thế sôi nổi, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD của Tổng công ty, xây dựng ngôi nhà Người Viettel hạnh phúc”.

Với người trẻ Viettel, ước mơ là được đưa Việt Nam tiến ra thế giới, và được chắp cánh để biến ước mơ thành sự thật.

Vừa ra trường đã làm việc lớn

20h00 tại Ban Dự án Cloud, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks), chàng kỹ sư giải pháp Phạm Minh Tú vẫn đang say sưa tính toán, căn chỉnh từng tham số, câu lệnh. Mới ra trường năm 2021, lại sẵn đam mê với điện toán đám mây từ trên giảng đường, Tú như “bắt được vàng” khi được giao nhiệm vụ tích hợp, thiết kế giao diện cho hệ sinh thái Viettel Cloud. Đây là hệ sinh thái điện toán đám mây hoàn chỉnh, tích hợp nhiều dịch vụ, sản phẩm của Viettel, từ viễn thông, lưu dữ liệu, an ninh mạng,… Mô hình độc đáo chưa có trên thế giới, Tú và anh em phải nghiên cứu giải pháp tích hợp tất cả sản phẩm, dịch vụ ấy vào một giao diện duy nhất, đảm bảo khách hàng có thể trải nghiệm toàn bộ Viettel Cloud một cách thuận tiện.

Ở một dự án khác, Lê Hoàng miệt mài nghiên cứu, tạo mô phỏng luồng lưu thông đồng tiền số tại Việt Nam. Chàng trai mới ra trường cùng nhóm nghiên cứu phải tìm cách “may đo” cho “mạch máu của kinh tế số” cho thị trường Việt Nam. Lĩnh vực rất mới trên thế giới, số lượng quốc gia triển khai đếm trên đầu ngón tay dù nó sẽ là phương thức thanh toán của tương lai. Số ít quốc gia ấy lại có cơ chế, chính sách về tiền rất khác Việt Nam, phương án ứng dụng các mô hình của quốc tế cũng trở nên không phù hợp với thực tế. Chàng kỹ sư 23 tuổi vốn quen với các đoạn code nay trở thành “chuyên gia” về tiền tệ, kinh tế thị trường và các cơ chế, chính sách vĩ mô về tiền tệ.

Phạm Minh Tú năm nay 24 tuổi, mới ra trường nhưng đã gắn bó với Viettel và góp mặt trong dự án quan trọng mang tên Viettel Cloud.

GenZ – thế hệ không ngủ

Trước nhiệm vụ hoàn toàn mới, xuất phát điểm từ số 0, cả Tú và Hoàng có chung một lời giải: “Sống chết cũng phải làm đến cùng sản phẩm của mình”. Không chỉ nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ các mô hình trên thế giới rồi chắt lọc những chi tiết cốt lõi, nền tảng chung, Hoàng cần tìm hiểu tất cả cơ chế, chính sách trong nước, tìm ra mô hình lưu thông tiền ảo của Việt Nam.

Cách làm này đòi hỏi Hoàng phải dồn toàn lực vào đọc, phân tích tài liệu. Ban ngày, chàng kỹ sư 9x dành ra 10 tiếng trên cơ quan nghiên cứu, thảo luận với các “đàn anh” trong đơn vị về tiền số. Rời cơ quan về nhà, Hoàng lại lao vào các tài liệu.

Có những lúc Hoàng cùng team mãi chưa thể ra được lời giải dù đã tích lũy rất nhiều kiến thức. Mỗi lần “trúc trắc” ấy, Hoàng lại rút ra bài học và càng quyết tâm hơn để mô hình tiền ảo của mình ngày một hoàn thiện.

Trần Lê Hoàng cùng những kỹ sư trẻ khác trong nhóm nghiên cứu phải trở thành những chuyên gia về kinh tế để giải được bài toán tiền số.

Trần Lê Hoàng cùng những kỹ sư trẻ khác trong nhóm nghiên cứu phải trở thành những chuyên gia về kinh tế để giải được bài toán tiền số.

Còn với Minh Tú, bí kíp của chàng kỹ sư cloud này là tìm hiểu thật kỹ đặc tính của từng dịch vụ, liên tục giao tiếp với các đồng nghiệp ở đơn vị khác để tìm những điểm chung nhất làm cơ sở cho thiết kế của mình. Tú cũng liên tục tìm hiểu thị trường hay dịch vụ của đối thủ. Và đó còn chưa phải giai đoạn xây dựng giao diện.

“Em phân bổ thời gian trong ngày để nghiên cứu, tương tác với các bên. Còn tan làm, em mới bắt tay vào lập trình”, Tú nhớ lại. Việc “code” ấy của Tú cũng chỉ tạm dừng vào sáng hôm sau.

Bởi vậy, Tú được xem là “thánh OT (over-time)” của Ban dự án Cloud, dành cả bữa trưa lẫn bữa tối tại cơ quan. “Thách thức nhất có lẽ là liên tục làm việc với các bên. Vừa tìm hiểu họ, cũng vừa thuyết phục họ tin tưởng mình. Và cũng có những mô-đun em phải thiết kế đi thiết kế lại rất nhiều lần”, Tú chia sẻ.

Viettel Cloud là một dự án đầy thách thức với những người trẻ như Minh Tú. Động lực của họ chính là rất nhiều đam mê, khát vọng.

Ước mơ của GenZ Viettel

Dù miệt mài làm việc, nhưng khi kể câu chuyện của mình, Tú, Hoàng vẫn lộ rõ sự phấn khích, sôi nổi khi kể về từng giai đoạn trong quá trình triển khai của mình. Không khó nhận thấy nguồn năng lượng bất tận từ những chàng trai trai mới lớn chỉ ngủ cỡ 3 tiếng mỗi ngày.

Và khát vọng của họ đã cho “quả ngọt”. Mô hình của Hoàng và nhóm nghiên cứu đã được bảo vệ trước Hội đồng xét duyệt Tập đoàn – tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn. Hệ sinh thái Viettel Cloud cũng đã chính thức được kinh doanh từ tháng 10/2022.

Những dự án như Hoàng, Tú đang làm việc thể hiện vị thế tiên phong, chủ lực của Viettel trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Nếu đồng tiền số sẽ trở thành tất yếu, là nền tảng của thanh toán không tiền mặt thì với Viettel Cloud, dữ liệu của người Việt Nam có thể lưu trữ, bảo vệ, quản lý bởi người Việt Nam thay vì 80% dựa vào nước ngoài. Đó cũng chính là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất của những chàng trai trẻ mang khát vọng đưa Việt Nam đến với thế giới.

“Mong muốn lớn nhất của em là góp sức để dữ liệu của người Việt Nam được lưu trữ tại tại Việt Nam, một cách an toàn, thuận tiện nhất”, Tú tiết lộ.

Với Hoàng, kỹ sư trẻ đã luôn hình dung đến ngày người Việt Nam không cần dùng tiền mặt. Nghĩ đến điều ấy, Hoàng càng muốn theo đuổi công việc của mình ở Viettel.

Văn hóa số - Kế thừa từ giá trị Viettel

Sau 3 năm triển khai văn hóa số - ICADO của Viettel đã có góp phần giúp thay đổi nhận thức của lãnh đạo và CBNV từng bước hiện thực hóa sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” của Tập đoàn.
Đọc thêm

Những chú cá hồi ngược dòng đến ngôi Sao Khuê

Tối muộn, Trung tâm Phân tích Dữ liệu, khối CNTT, TCT Viễn thông Viettel (VTT) vẫn vang lên tiếng gõ phím lạch cạch. Thỉnh thoảng, đâu đó vọng ra tiếng trò chuyện lầm rầm, tranh cãi hoặc có lúc là tiếng kêu vang mừng rỡ “fix xong lỗi rồi!”.
Đọc thêm

Viettel Cyber Security - Nơi tài không đợi tuổi

Sở hữu nhiều hacker mũ trắng và tài năng an ninh mạng ở tuổi còn rất trẻ, Công ty An ninh mạng Viettel (VCS) là “cái nôi ươm mầm tri thức” đã nuôi dưỡng, chắp cánh và thổi bùng lên ngọn lửa đam mê trong nhiều trái tim trẻ nhiệt huyết.
Đọc thêm

Không chỉ đặt nền móng đầu tiên cho mạng lưới, đường trục lịch sử 1A đã để lại gia tài vô giá: Tinh thần tự lực cánh sinh, lòng quyết tâm, cách làm táo bạo - thứ giúp người Viettel viết thành công nhiều câu chuyện cổ tích về sau này.

“Tuyệt đối không được phép có chuyên gia nước ngoài"

Đó là chỉ thị của Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, khi giao Viettel xây dựng mạng thông tin quân sự từ 2 sợi cáp quang thừa trên đường trục chạy dọc đường điện 500KV Bắc-Nam. Trong khi toàn bộ các tuyến cáp quang tại Việt Nam khi đó đều do đối tác nước ngoài tư vấn và triển khai, quyết sách quan trọng của Đại tướng hun đúc cho người Viettel văn hóa đặc trưng, đặt nền móng cho những thành công sau này: tự lực.

Ghép bước sóng để thu phát trên cùng 1 sợi quang là công nghệ quá mới mẻ khi đó, thế giới mới chỉ thành công trong phòng lab. Người Viettel chưa làm cáp quang bao giờ, quyết tâm tự mày mò nghiên cứu, vừa làm vừa học, quyết tâm thực hiện bằng được công nghệ hiện đại bậc nhất đó. Trên xe của những người đi mở đường trục thần thánh lúc ấy chỉ toàn là sách, bí ở đâu lại tìm sách đọc, tra cứu, rồi bàn bạc, trao đổi, thử đi thử lại. Lần đầu tiên tự làm một đường trục cáp quang dài gần 1.500km đã tôi luyện lớp người Viettel tự tin và hiểu việc.

“Tự lực, tự cường, tỉ mỉ, triệt để” trở thành một trong chuẩn mực người Viettel, giúp Viettel mạnh mẽ làm chủ sứ mệnh và tương lai của mình. Khi đầu tư vào di động, Viettel cũng quyết tâm tự làm vì đối tác nước ngoài ép “không thể chấp nhận được”. Những triết lý làm viễn thông như: hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau, lấy nông thôn bao vây thành thị, thiết kế trạm mắt lưới, hay tự nghiên cứu, sản xuất thiết bị để đưa vào mạng lưới vận hành khai thác.

Thiếu tướng Hồ Tri Liêm (ngồi gọi điện) và ban lãnh đạo Viettel thời kỳ đầu

Quyết tâm đến cùng hay ở lại với… khỉ?

Đường trục 1A là thử thách lớn nhất đối với Viettel thời điểm đó, khác hẳn với các công trình cột cao đã làm trước đây. Bên cạnh thách thức về công nghệ, tính chất quan trọng của dự án đối với tương lai Viettel, danh tiếng Quân đội là áp lực rất lớn. Những ngày cao điểm của dự án, Thiếu tướng Hồ Tri Liêm, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc, đến thăm anh em Viettel đang trên tuyến. Vừa động viên, Thiếu tướng cũng chia sẻ quyết tâm của Bộ Tư lệnh TTLL: “Các cậu làm gì thì làm, tôi đã mang quần áo theo đây rồi. Một là về, hai là ở trên này với khỉ!”.

Sau 23 năm, nhiều kỷ niệm trên đường trục 1A được người Viettel chia sẻ với nhau như minh chứng cho sự quyết tâm, kiên định vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ: Gặp mưa rừng thì giấu thiết bị vào bụng, chịu ướt người để thiết bị không ướt; Hỏng giày thì đi chân đất băng 4-5 km đường núi tới điểm đặt trạm đúng giờ; Chỉ huy và lính tráng cùng khuân vác thiết bị bằng tay, chở bằng xe bò lên tuyến.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng (hiện là Bộ trưởng TT&TT - nguyên Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel) thuyết minh về công nghệ thu phát trên 1 sợi quang.

Người Viettel định hình tính cách của mình từ đó: khi làm bất cứ nhiệm vụ gì cũng dành trọn toàn bộ tâm sức của mình và theo đuổi đến cùng. Gấp rút hoàn thành mạng 4G trong 6 tháng phủ 97% dân số; tiên phong thử nghiệm công nghệ 5G, IoT, Cloud; dẫn dắt xây dựng Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số; phát triển hàng loạt hệ thống, giải pháp CNTT với thời gian thần tốc để ứng phó với đại dịch Covid-19 hay doanh thu năm sau phải cao hơn năm trước,… đều xuất phát từ sự quyết tâm mạnh mẽ của cả bộ máy và từng con người Viettel.

Lòng quyết tâm, bám đuổi đến cùng mục tiêu chính là bệ phóng giúp người Viettel vượt qua những giới hạn của chính mình trong suốt hơn 33 năm qua.

Táo bạo hay viển vông?

Năm 2006, tức chỉ 2 năm sau khi kinh doanh dịch vụ di động và vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà mạng ở trong nước, Viettel đã quyết định bước ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và bắt đầu công cuộc đầu tư quốc tế giữa sự ngỡ ngàng của công chúng vì “không ai hiểu tại sao”. Sự táo bạo của người Viettel khi thực hiện thu phát trên cùng 1 sợi quang và dành sợi còn lại để dự phòng cho đường trục 1A được lặp lại. Nhờ đó, Viettel mở ra những thị trường mới đầy tiềm năng và thu hái được kinh nghiệm quý giá từ cạnh tranh toàn cầu.

Không một phút tận hưởng thành quả từ viễn thông, Viettel lại dũng cảm đặt ra khát vọng trở thành hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Những quyết định táo bạo đem lại thành quả hàng chục chủng loại sản phẩm do Viettel sản xuất được đưa vào trang bị phục vụ Quân đội. Những thiết bị vệ tinh, UAV, ra đa, máy thông tin, hệ thống tự động hóa chỉ huy điều khiển,… giành được niềm tin của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân.

Bước vào kỷ nguyên số, Viettel định vị thương hiệu mới với màu đỏ rực rỡ, khác hoàn toàn với màu xanh - vàng quen thuộc. “Tôi đánh giá sự thay đổi lần này là dũng cảm và quyết liệt” - chuyên gia xây dựng chiến lược thương hiệu Nguyễn Đình Thành nhận định - “Điều tôi vẫn ngưỡng mộ ở Viettel đó là văn hóa, tinh thần và cách làm của người lính: Tổ quốc trên hết, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng”.

Kế thừa gia tài 1A, người Viettel sẽ viết tiếp trang sử mới bằng cách kiến tạo và mở rộng không gian phát triển trong kỷ nguyên số. Mọi bước đi của người Viettel đều có điểm tựa là truyền thống.

Ngày 22/1/2019 là một dấu mốc lịch sử đối với người Viettel nói riêng và Việt Nam nói chung khi lần đầu tiên một thương hiệu Việt lọt vào danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới do Brand Finance công bố tại Davos – Thụy Sĩ.

Khi đó giá trị thương hiệu của Viettel là 4,316 tỷ USD, đứng thứ 478. Đến năm 2022, giá trị thương hiệu của Viettel là 8,758 tỷ USD, xếp thứ 227. Như vậy, chỉ sau 3 năm giá trị thương hiệu của Viettel tăng 103%, điều này không chỉ là sự bứt phá hoàn toàn dựa trên chiến lược kinh doanh của Viettel giai đoạn này, mà đó còn là sự kế thừa, phát huy những thành tựu qua nhiều thế hệ của Viettel.

Dấu ấn gia nhập vào danh sách của Brand Finance thời điểm từ 2019 của Viettel chính là sự khẳng định về những thành công của thương hiệu được tiếp nối qua các giai đoạn.

Những giá trị khác biệt của Viettel được kế thừa qua từng giai đoạn chuyển đổi

Năm 2000, Viettel gia nhập thị trường viễn thông với dịch vụ 178, phá vỡ thế độc quyền tạo sự cạnh tranh thúc đẩy viễn thông Việt Nam phát triển vượt bậc. Hơn 30 năm phát triển, Viettel trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam. Cùng với giai đoạn này, đất nước ta đã có mật độ kết nối điện thoại lên tới 130%. Gần 80% khách hàng của Viettel đã sử dụng điện thoại thông minh kết nối Internet bang rộng 4G. Sứ mệnh phổ cập viễn thông đến người dân Việt Nam của Viettel đã hoàn thành.

Nhóm nghiên cứu sáng chế trạm thu phát gốc vô tuyến của Trung tâm Vô tuyến băng rộng TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT)

Với chiến lược “4 Any” (Anywhere – Mọi nơi, Anytime – Mọi lúc, Anybody – Mọi người, Anyprice – Giá phù hợp), Viettel đã đạt được những dấu mốc ấn tượng trên hành trình thực hiện sứ mệnh như: đã có 380.000 km cáp quang phủ khắp mọi miền tổ quốc, 120.000 trạm phát song từ miền núi xa xôi đến hải đảo, 45.000 trạm 4G giúp 97% dân số Việt Nam có thể kết nối.

Nền tảng thành công giúp Viettel tự tin nhận lãnh sứ mệnh mới “Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số” năm 2019, trở thành nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước giao phó. Sự chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (telco) sang nhà cung cấp dịch vụ số (techco), khát vọng đưa công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống được đi nhanh hơn, giải quyết được các bài toán xã hội, phục vụ con người, kiến tạo Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số một cách toàn diện, hiệu quả.

Kế thừa về hạ tầng và nền tảng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ của Viettel luôn được đầu tư chiến lược và quy mô hơn. Tháng 10/2022, Viettel ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud sở hữu hạ tầng trung tâm dữ liệu nhất Việt Nam với 13 trung tâm, quy mô hơn 9.000 rack trên 60.000 m2 mặt sàn. Tới năm 2025, Viettel Cloud sẽ được đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng để mở rộng quy mô lên 17.000 rack. Tuyên bố này của Viettel có được từ đóng góp lớn từ chính những hạ tầng cloud đã được xây dựng từ trước đó của Viettel IDC.

Thành tựu tại Việt Nam là sự tiếp nối cho chiến lược quốc tế

Sự phát triển đột phá những năm 2000 đã đưa thương hiệu nghĩ lớn hơn, khát vọng vĩ đại hơn để rồi Viettel tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực công nghệ cao tại 10 thị trường thuộc 3 châu lục, với quy mô 260 triệu dân.

Hiện 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, 5 thị trường đang đứng vị trí số 1; 2 thị trường đứng vị trí số 2; các thị trường còn lại đều là các doanh nghiệp viễn thông lớn. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu dịch vụ hàng năm ở mức 25% cao gấp 3 lần bình quân chung của ngành viễn thông thế giới. Các thành quả của đầu tư nước ngoài thay đổi Viettel cả về tầm vóc, quy mô, kinh nghiệm, tiềm lực vật chất, góp phần củng cố hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thành công không chỉ đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, mà còn là sự tiếp nối trí tuệ của cả một tập thể. Người Viettel được cử đi hỗ trợ thị trường mới, sản phẩm mới để “nhân bản” được kinh nghiệm đã thành công tại Việt Nam. Từ đầu tư nước ngoài, Viettel đang có hơn 50.000 nhân sự toàn cầu trong số đó 83% nhân sự Việt Nam, 17% nhân sự quốc tế với 29,3% chuyên gia công nghệ cao. Đây vừa là tài sản vừa là tương lai của Viettel trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Không cho phép được ngủ yên trên những thành tựu đã có

Sự đoàn kết thống nhất đã được duy trì như là một truyền thống của người Viettel qua nhiều thế hệ. Đó vừa là truyền thống người lính, vừa là lý tưởng chung và niềm tin kiên định cùng đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Chính bởi vậy, tại Viettel mới luôn nhắc nhở nhau rằng “muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, đó không còn chỉ là một lời căn dặn mà ở đó có thể nhìn thấy được sự tiếp nối ở mọi lĩnh vực. Cùng nhau xây dựng một Viettel hùng cường rất cần ở đó sự giao thoa về con người, về công nghệ, về sự thống nhất của các một tổ chức. Để ở giai đoạn nào, “chất” Viettel vẫn được bảo toàn, vẫn ở đó những giá trị cốt lõi, để sự mở rộng sẽ vẫn có điểm tựa, để dù ở phiên bản nào Viettel của ngày hôm này sẽ luôn tốt hơn ngày hôm qua.

Khối nghiên cứu sản xuất (NCSX) trong năm 2022 ghi dấu bằng những hoạt động mang tính chiến lược và hiệu quả. Lần đầu tiên, bức tranh toàn cảnh cho chiến lược chinh phục khoa học – công nghệ Viettel hiện ra tường minh, sắc nét với những mảng màu tươi sáng. “Tư lệnh ngành” của khối NCSX – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến – chia sẻ dấu ấn về sự trưởng thành đặc biệt của Viettel khi nhận được sự tin tưởng của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng trong phụng sự dân tộc, phụng sự đất nước.

Những đề án quan trọng của Đất nước chính là minh chứng thành công cho sự phát triển của Viettel trong năm 2022

Phó Tổng giám đốc đánh giá như thế nào về những sự kiện lớn trong năm 2022 của khối Nghiên cứu sản xuất?

Khối NCSX năm nay đã có những sự kiện chiến lược, mang đến những nền tảng chắc chắn cho các năm tiếp theo.

Thứ nhất, về dự án chiến lược công nghệ cao, trước đây, chỉ cần thử nghiệm thành công là chúng ta coi là thành tựu. Năm nay, chúng ta cơ bản đã hoàn thành dự án của Bộ Chính trị, Chính phủ và Quân ủy Trung ương đề ra. Sản phẩm vũ khí công nghệ cao trọng điểm được nghiệm thu với đầy đủ tính năng, sẵn sàng sản xuất cung cấp cho quân đội.

Thứ hai, Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao cho Viettel đề án trọng điểm của quốc gia về vũ khí chiến lược trong lĩnh vực NCSX với tầm nhìn đến 2035. Việc này thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận rất lớn của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng dành cho những nỗ lực bền bỉ của Viettel trong hơn 10 năm tham gia lĩnh vực này.

Thứ ba, chúng ta hoàn thiện về tổ chức. Viện Hàng không vũ trụ Viettel (VTX) được tái cấu trúc theo mô hình Tổng công ty, thực hiện chuyên môn hóa các loại dòng sản phẩm khác nhau. TCT Công nghiệp Công nghệ cao (VHT) năm nay thành công trong việc xác định hướng đi của mình trong lĩnh vực quân sự và cũng hoàn thành sản xuất 5G để đưa vào thử nghiệm chính thức với số lượng 300 trạm. TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) được thành lập với định hướng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Như vậy, chúng ta đã có có bức tranh tổng thể về hướng phát triển lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao cho nhiều năm tiếp theo, từ hạ tầng viễn thông 5G, nghiên cứu sản xuất Chip tới toàn bộ các sản phẩm quân sự bao gồm “nỏ thần” và vệ tinh đáp ứng nhu cầu của quân đội và đất nước đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Chưa có năm nào chúng ta nhìn rõ một cách toàn diện như vậy.

Bên cạnh đó có những sự kiện chúng ta tham dự và gây được tiếng vang lớn. Đó là sự kiện các trang bị công nghệ cao do Viettel nghiên cứu được tham gia chính thức trong diễn tập lớn nhất của Quân đội với kết quả tốt được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương. Đây là môi trường tác chiến khắc nghiệt, và Viettel đã chứng minh được năng lực của mình. Hay như tháng 12 vừa qua Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022, Viettel là doanh nghiệp có khu trưng bày lớn nhất tại sự kiện với 60 sản phẩm thuộc 8 chủng loại vũ khí trang bị kĩ thuật Công nghiệp Quốc phòng công nghệ cao. Ngay triển lãm chúng ta đã kí kết được một số hợp đồng xuất khẩu các thiết bị quân sự và dân sự sang thị trường Ấn Độ, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong những năm tiếp theo.

Có vẻ như những dấu ấn đều ở tầm chiến lược, vậy có là khoảnh khắc nào khiến anh thấy xúc động khi nhìn về lĩnh vực của mình phụ trách trong năm 2022?

Khoảnh khắc rất đặc biệt khi nhìn chính anh em làm việc, anh nhìn thấy sự trưởng thành. Ngày xưa, Viettel nhận đề tài có khi mất 2 năm để tìm phương án thiết kế. Bây giờ, những nhân sự cấp giám đốc trung tâm, chuyên gia đã tự mình đưa ra phương án thiết kế. Những việc ngày xưa thấy khó kinh khủng bây giờ mình thấy trong tầm tay.

Thứ hai là sự chắc chắn trong công việc của đội ngũ làm nghiên cứu với lực lượng gần 2000 kĩ sư và chuyên gia. Ngày trước, mình mới làm nên không lường trước được các tình huống rủi ro, bây giờ đã có thể dự đoán được và có phương pháp xử lý.

Thứ ba, anh thấy xúc động về sự máu chiến của đội ngũ anh em. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm quốc phòng là lĩnh vực nguy hiểm, đòi hỏi sự nghiêm túc, tính bảo mật cao nên rất áp lực. Anh em tập trung toàn tâm toàn ý vào làm việc và không đòi hỏi gì, rất ít người nghỉ việc. Chính sự dấn thân của đội ngũ đã luôn khiến anh cảm thấy tự hào, có thêm được động lực, thậm chí nhiều lúc thăng hoa, cộng hưởng để đột phá, sáng tạo.

Năm vừa rồi Viettel cũng được tháo gỡ rất nhiều cơ chế chính sách cho lĩnh vực NCSX. Liệu đây có là thành tựu, dấu ấn đáng nói trong 2022 không thưa anh?

Đó cũng là dấu ấn đặc biệt! Xuất phát điểm chính là từ việc chúng ta đã làm cho Chính phủ, Bộ Quốc phòng tin tưởng vào những gì Viettel đang làm. Đây là lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, chúng ta phải chứng minh bằng hiện thực. Tiếp theo, Viettel được Bộ Quốc phòng đặt hàng các trang thiết bị kĩ thuật công nghệ cao đến năm 2030 và các năm tiếp theo.

Hơn nữa, chúng ta sẽ tiếp tục phải báo cáo, đề xuất cơ sở tạo hành lang pháp lý cho công nghiệp quốc phòng công nghệ cao phát triển bền vững, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế KHCN để Viettel thuận lợi rút ngắn quá trình phát triển sản phẩm. Chính việc khai mở các chính sách cho lĩnh vực này thể hiện được sự tiên phong của Viettel.

Khoảnh khắc xúc động là khi thấy được sự trưởng thành của đội ngũ nhân sự khối NCSX

Chúng ta sẽ thương mại hóa rất nhiều sản phẩm quân sự và dân sự công nghệ cao. Đâu sẽ là những điểm nhấn trên bức tranh này, thưa anh?

Mọi thứ đã có kế hoạch tường minh rồi. Chính phủ và lãnh đạo các Bộ ngành đang đẩy mạnh chủ trương xuất khẩu các sản phẩm. Trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế tổ chức tháng 12/2022, lãnh đạo giao nhiệm vụ cho Viettel cần phải gặp gỡ đối tác nước ngoài, trao đổi giới thiệu sản phẩm. Bài toán kinh doanh không còn là tương lai nữa, hiện tại đã có nhiều đơn đặt hàng rồi.

Tiếp theo, chúng ta đi sau nên sẽ có hướng đi khác biệt so với cách làm truyền thống thế giới. Ví dụ về 5G: với thiết bị hạ tầng Viễn thông 5G, chúng ta không chỉ bán thiết bị đơn thuần mà Viettel sẽ chuyển giao công nghệ lõi 5G. Vì hạ tầng viễn thông tính an ninh quốc gia. Do đó, nếu đối tác hiểu, làm chủ được thì sẽ yên tâm về an ninh của thiết bị. Viettel tất nhiên sẽ đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh. Đối tác sẽ tin tưởng với Viettel và kinh doanh phát triển tốt hơn.

Đối với lĩnh vực quân sự, chúng ta sẽ cung cấp thiết bị được Bộ Quốc phòng cho phép theo đơn đặt hàng, nghiên cứu thiết kế, hoặc chuyển giao công nghệ đến các nước. Viettel sẽ phối hợp sản xuất tại các nước vì mỗi nước có nhu cầu tính năng khác nhau, chúng ta năng lực sản xuất nên có thể đi ra thế giới nhờ kinh nghiệm.

Kinh doanh quốc tế có cái hay là phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, đạt chuẩn rồi thì khi tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ có những hợp đồng ổn định và thường lâu dài hàng chục năm.

Tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ Viettel tham gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Theo anh, Viettel có thể tự tin để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này?

Viettel hoàn toàn tự tin nhận với Thủ tướng tham vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Thứ nhất, Viettel đi vào lĩnh vực này sẽ tạo ra sức mạnh mới cho mình. Viettel đã làm về chip 5G rồi và đã có thị trường. Đầu tiên chính là hệ thống hơn 400.000 trạm phát sóng 5G sắp tới sẽ triển khai, là đầu ra đảm bảo cho chiến lược sản xuất chip giai đoạn đầu. Viettel ban đầu sẽ đi theo hướng sản xuất chip không có nhà máy, tức là thiết kế, đặt hàng sản xuất rồi tích hợp vào thiết bị. Viettel đang nghiên cứu về công nghiệp sản xuất Chip. Đội ngũ kỹ sư đang khảo sát các đối tác và các phương án sản xuất để tìm hướng đi phù hợp, dự kiến cuối năm sau sẽ báo cáo kế hoạch thực hiện. Về lâu dài, Việt Nam muốn hùng cường thì chúng ta phải tham gia vào cuộc chơi về chip trên toàn cầu.

Trong kế hoạch 5 năm 2020 – 2025 của khối NCSX còn có nhiệm vụ phóng thành công vệ tinh của Viettel. Anh đánh giá tiến độ của nhiệm vụ này như thế nào ạ?

Đây là nhiệm vụ rất thách thức. Chi phí sản xuất mỗi vệ tinh loại 300kg có thể quan sát rõ mục tiêu mặt đất hết khoảng 20 – 30 triệu USD. Nếu là thiết bị trên mặt đất, chúng ta thử nghiệm không thành công mang về sửa lại, thử hàng trăm lần không sao. Nhưng vệ tinh bắn lên trời, không thành công là mất luôn.

Viettel mình đã có giải pháp, đề án đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trong đó, Viettel sẽ hợp tác với đối tác nước ngoài để cùng làm và phóng 2 vệ tinh vào năm 2025 và 2026. Về cách làm lâu dài, Viettel sẽ làm chủ những phần liên quan đến thiết bị vô tuyến, radar, thiết bị thông tin, hệ thống điều khiển… đó là nghề của mình. Linh kiện phổ biến sẽ đi mua, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được tích hợp đo kiểm ở Việt Nam.

Song song với phương án hợp tác, Viettel đã chủ động 1 phương án là tự mình chế tạo vệ tinh để thử nghiệm. Quả vệ tinh này nặng khoảng 50 kg, có đầy đủ chức năng, phóng vào đầu năm 2025.

Mục tiêu đến 2025 Viettel sẽ phóng vệ tinh đầu tiên do đội ngũ kĩ sư Viettel tự nghiên cứu và phát triển.

Nghiên cứu công nghệ cao cần đội ngũ kỹ sư giỏi, công việc áp lực cao mà chính sách thu hút của doanh nghiệp nhà nước chưa theo kịp với thị trường. Nhưng rất nhiều người giỏi đến và ở lại với Viettel. Điều gì tạo sức hút khiến cho mọi người ở lại, thưa anh?

Anh nghĩ nguyên nhân có 2 điều: mọi người được làm việc để phát triển bản thân, cùng với đó là văn hóa Viettel. Mình có môi trường rất tốt cho người làm kĩ thuật được trải nghiệm và cho phép họ thất bại. Ở Viettel, anh em được “luyện” 2 - 3 năm, được tham gia vào dự án, rồi được học hỏi từ những người đi trước. Môi trường lành mạnh, lộ trình thăng tiến rõ ràng, miễn là làm tốt, làm giỏi thì đều được tổ chức xem xét, đánh giá và ghi nhận. Nếu nhìn tổng thể, anh nghĩ giá trị Viettel rất lớn.

Lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, anh có thể chia sẻ làm nghiên cứu sản xuất công nghệ cao thì áp lực nhất là gì, và anh “xử lý” chúng như thế nào?

Áp lực của anh là cùng Ban Tổng giám đốc phải tự nghĩ ra cách để khối NCSX và Tập đoàn luôn phát triển.

Khi có áp lực rồi, anh đọc sách và đặt câu hỏi. Anh sẽ đặt các câu hỏi tại sao. Tại sao những tổ chức kia phát triển như thế. Sau đó anh đi tìm câu trả lời bằng cách đọc nhiều hơn, cùng một vấn đề nhưng đọc nhiều chiều. Đọc xong phải suy ngẫm, tìm ra được cái cốt yếu rồi vận dụng trong thực tiễn và tiếp tục rút kinh nghiệm để làm tiếp. Đây là quá trình diễn ra liên tục. Anh mong muốn với 1 câu hỏi anh giải quyết nhanh nhất để vận dụng trong công việc và cuộc sống…

Nhưng công nghệ thì không bao giờ dừng lại, đội ngũ nghiên cứu thì phải không ngừng cập nhật tri thức, ngoài đọc sách ra thì còn cách nào ạ?

Làm việc là yếu tố quan trọng. Học phải đi đôi với hành, khi hành sẽ ra câu hỏi. Mình phải quan sát và thực hành. Như lĩnh vực quản trị phải đưa vào cuộc sống vận hành rồi kinh nghiệm. Viettel mình rất hay là có cơ hội cho anh em thử thách làm đề tài. Trong thử nghiệm có thất bại, có thành công. Đó là quá trình vừa học vừa tích lũy.

Áp lực của lãnh đạo chính là phải nghĩ ra cách làm sao cho tổ chức luôn phát triển bền vững

Trong phát biểu gần đây, anh có chia sẻ chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động và không thể dự báo được. Liệu điều đó có quá đáng sợ không anh?

Anh nghĩ sống trong thế giới như thế mới thú vị. Càng hỗn loạn bao nhiêu, một tổ chức biết quản trị, biết cách ứng xử, biết cách dự báo thì sẽ phát triển nhanh bấy nhiêu.

Thực ra, hỗn loạn là do mình chưa hiểu vận hành của sự vật, hiện tượng, rồi mình rơi vào bị động. Khi mình nhìn thấy bản chất rồi thì không còn sợ hỗn loạn nữa. Như cách Viettel dự báo được sự hỗn loạn là mình liên kết với những công ty hàng đầu về công nghệ. Từ đó, mình nắm bắt được thông tin sớm, có kế hoạch và sẵn sàng vượt qua được khủng hoảng và biến nó thành cơ hội.

Với tổ chức thì như thế, nhưng với mỗi cá nhân thì anh có lời khuyên nào để cuộc sống bình an hơn?

Đầu tiên là mọi hành động của em đều cần phải vì sự tốt đẹp, vừa cho mình và vừa cho người khác. Anh nghĩ một trong những thứ làm cho xã hội hỗn loạn vì mọi người đang vì mình nhiều quá.

Thứ hai là mình phải chọn tổ chức biết cách quản trị tốt để giảm rủi ro đi. Xã hội hỗn loạn mà quản trị của bộ máy lãnh đạo không tốt thì cá nhân vào đó rất vất vả. Như bây giờ vào Viettel là cơ hội lớn. Trong thời hỗn loạn, Viettel có cơ hội hút người là thế. Mình là tổ chức lớn, vì con người, phục vụ nhân dân, làm công nghệ cao phục vụ đất nước.

Thứ ba là chúng ta phải chủ động nghiên cứu về quản lý khủng hoảng sẽ thấy rõ hơn vấn đề để có cách ứng xử với nó. Anh hay tìm hiểu mặt trái của vấn đề. Mặt tốt thì mọi người thường nghiên cứu rồi. Bên cạnh đó, một trong những nền tảng để vượt qua được khủng hoảng là văn hóa. Văn hóa tốt đẹp chính là gốc để ngăn ngừa khủng hoảng.

Cảm ơn anh về chia sẻ đặc biệt này!

Gánh vác lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và đầu tư nước ngoài, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đào Xuân Vũ luôn nhấn mạnh trách nhiệm của một doanh nghiệp tiên phong, chủ lực trong hành trình phụng sự đất nước và nhân dân ở tất cả các quốc gia nơi người Viettel đến.

Thưa anh, Viettel luôn khẳng định tầm vóc của một Tập đoàn công nghệ tiên phong. Nhìn lại năm 2022, trong lĩnh vực anh phụ trách, sự tiên phong của Viettel thể hiện qua những thành tựu nào?

Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của đất nước sau đại dịch Covid-19, Viettel đã thúc đẩy nhiều hành động mang tính đột phá để hiện đại hóa hạ tầng mạng lưới, tiếp tục ứng dụng các công nghệ tiên tiến để không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, ngày càng khắt khe của khách hàng, mà còn mở ra những không gian mới trong tương lai.

Một trong những dấu ấn nổi bật nhất trong năm 2022 là sự ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây Viettel Cloud. Sau hơn 8 năm nghiên cứu, đầu tư, Viettel đã thiết kế, xây dựng và vận hành khai thác hạ tầng cloud lớn nhất Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế với quy mô 13 trung tâm dữ liệu, hơn 9.000 rack, 60.000m2 mặt sàn. Đến năm 2025, con số sẽ là 17.000 rack và tiến tới 34.000 rack vào năm 2023.

Trên nền tảng hạ tầng này, Viettel đã phát triển hệ sinh thái điện toán đám mây đầu tiên do người Việt hoàn toàn làm chủ, không bị lệ thuộc vào bất cứ quốc gia hay đối tác nào. Đây là bước tiến rất lớn của chúng ta để hướng đến một cuộc cách mạng mới: phổ cập điện toán đám mây, với sứ mệnh mỗi người dân, mỗi hộ gia đình sẽ có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng cloud của Viettel.

Nhưng Viettel Cloud không phải là thành tựu duy nhất đúng không anh?

Song song với điện toán đám mây, cấu phần quan trọng nữa của hạ tầng số là viễn thông băng rộng của Viettel cũng liên tục mở rộng vùng phủ, nâng cao chất lượng và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Cả dịch vụ di động, cố định đều khẳng định vị trí số 1 Việt Nam với kết quả đo kiểm vượt trội từ các đơn vị đo kiểm uy tín như Speedtest, Opensignal hay Umlaut. Viettel hiện đang nằm trong nhóm các mạng tốt nhất châu Á, tương đương với nhiều tên tuổi hàng đầu thế giới như AT&T, Vodafone, AIS, Bell, Jo. Chúng ta sẽ tiếp tục tối ưu hơn nữa để đưa chất lượng mạng viễn thông của Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…

Đối với công nghệ 5G, đến nay, Viettel đã phủ sóng rộng nhất cả nước, có mặt tại 43 tỉnh/Tp với hơn 200 vị trí phát sóng, phục vụ hơn 100.000 thuê bao. Đặc biệt, hàng nghìn thiết bị 4G, 5G, trong đó có nhiều hệ thống lõi do Viettel tự chủ nghiên cứu, sản xuất, lắp đặt và vận hành hiệu quả. Đây là minh chứng đầy tự hào về tinh thần tự lực, tự cường, về khả năng làm chủ công nghệ của người Việt Nam. Chúng ta đang là nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông đầu tiên tại Đông Nam Á có sản phẩm 5G được xếp hạng vào danh sách Peer Insights của Gartner.

Đối với công nghệ 5G, đến nay, Viettel đã phủ sóng rộng nhất cả nước, có mặt tại 43 tỉnh/Tp với hơn 200 vị trí phát sóng, phục vụ hơn 100.000 thuê bao. Đặc biệt, hàng nghìn thiết bị 4G, 5G, trong đó có nhiều hệ thống lõi do Viettel tự chủ nghiên cứu, sản xuất, lắp đặt và vận hành hiệu quả. Đây là minh chứng đầy tự hào về tinh thần tự lực, tự cường, về khả năng làm chủ công nghệ của người Việt Nam.

Những thành tựu này, nhìn rộng hơn ra các thị trường toàn cầu của Viettel như thế nào, thưa anh?

Quan điểm xuyên suốt của Viettel ngay từ những ngày đầu bước chân ra nước ngoài là đưa những gì tốt nhất tới các quốc gia và luôn nỗ lực, cống hiến để đóng góp vào sự phát triển của đất nước, nhân dân ở đó. Chính vì vậy, những thành công của Viettel ở Việt Nam đều được nhân rộng sang các thị trường và may đo phù hợp với thực tế. Những chiến lược, cách làm “kinh điển” như hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau hay nông thôn bao vây thành thị vẫn tiếp tục tạo nên sự khác biệt của Viettel ở các thị trường.

Chẳng hạn khi đến châu Phi, người dân ban đầu lo lắng rằng doanh nghiệp nước khác vào đầu tư thì sẽ mang tài nguyên thiên nhiên của họ ra khỏi biên giới. Viettel đã thay đổi định kiến ấy bằng cách gây dựng nên hạ tầng mạng lưới rộng khắp, phổ cập dịch vụ viễn thông – CNTT, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo công ăn việc làm, thượng tôn pháp luật, kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, hiện đại hơn.

Tinh thần sẵn sàng mang những gì tốt nhất sang thị trường, như anh vừa nhấn mạnh, đã thay đổi ra sao khi Viettel bước sang giai đoạn phát triển thứ 4?

Chuyển sang giai đoạn chuyển đổi số, sứ mệnh Viettel “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” không chỉ ở trong nước mà ở tất cả các quốc gia đang kinh doanh.

Các công nghệ 4.0 như 5G, Cloud, Big Data, AI, IoT,… đang từng bước được triển khai tích cực ở 10 thị trường nước ngoài, góp sức đưa các công ty chuyển dịch từ doanh nghiệp viễn thông thuần túy sang doanh nghiệp công nghệ, dẫn dắt quá trình chuyển đổi số ở đất nước đó. Bên cạnh phục vụ hơn 58 triệu khách hàng quốc tế, các công ty thị trường của Viettel cũng tiên phong cung cấp dịch vụ ví điện tử ở tất cả các nước.

Và yếu tố quan trọng nhất khi ra nước ngoài là Viettel luôn lựa chọn chuyên gia trong từng lĩnh vực, có bản lĩnh vững vàng, thành thạo kỹ năng, ngoại ngữ để thích ứng nhanh, linh hoạt và phát huy tốt nhất năng lực ở môi trường toàn cầu, song song với đó là đào tạo, chuyển giao để đội ngũ nhân sự sở tại dần tự tin gánh vác công ty.

Thực tế hiện nay ở nước ngoài, Viettel chỉ duy trì nhân sự người Việt làm lãnh đạo, quản lý cấp cao hoặc các vị trí trọng yếu. Một số thị trường chỉ còn khoảng 5 - 10 nhân sự người Việt và công ty vẫn hoạt động trơn tru, tăng trưởng đều đặn. Đó là thành công rất lớn, thể hiện cam kết của Viettel mang đến sự phát triển bền vững, phụng sự đất nước và người dân nước sở tại.

Những thách thức, rủi ro trong năm 2022 như chính biến, thiên tai, biến động tỷ giá,… đã ảnh hưởng như thế nào đến các thị trường của chúng ta?

Đúng là năm vừa qua, Viettel đã gặp không ít những khó khăn không thể dự đoán ở các thị trường nước ngoài như sự bất ổn chính trị, thiên tai, dịch bệnh, chênh lệch tỷ giá hay sự thay đổi chính sách pháp lý,…

Ví dụ như Mytel đang có kết quả rất tốt ở Myanmar nhưng chính biến bất ngờ xảy ra khiến các dự án gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là khan hiếm nguồn cung USD khi giao dịch với đối tác nước ngoài, ảnh hưởng đến việc chuyển tiền về nước.

Ở Campuchia, thị trường đầu tiên và điển hình tiêu biểu của Viettel trong suốt 13 năm qua, nhưng gần đây Metfone lại đối mặt với việc điều chỉnh mức thuế phí các giấy phép viễn thông làm tăng đáng kể chi phí, giảm lợi nhuận, giảm nguồn đầu tư vào mạng lưới kỹ thuật.

Hay cơn bão lớn bất ngờ ập đến Haiti, đe dọa cơ sở hạ tầng, gây gián đoạn dịch vụ của Natcom trên diện rộng.

Và người Viettel đã ứng phó như thế nào, thưa anh?

Đó là những rủi ro, biến cố khách quan, khó lường và trước tiên là phải đảm bảo an toàn về người trong mọi tình huống. Tiếp theo là trở lại bài học “back to basic” của Viettel là tìm cơ hội trong khó khăn. Thiên tai có nguy hiểm không? Có, nhưng nguy hiểm chung với các nhà mạng, không riêng Natcom. Trong lúc đối thủ lo lắng, hoang mang thì chúng ta huy động nguồn lực, dốc sức ngày đêm, không quản gian khổ để khôi phục mạng lưới nhanh nhất, đảm bảo kết nối thông suốt trở lại. Và năm 2022, Haiti là một trong những thị trường có kết quả kinh doanh, chỉ tiêu tài chính tốt nhất của Viettel, tăng trưởng ở mức 2 con số và trên đà tiến rất gần đến công ty số 1 về thị phần di động.

Khi đương đầu với những thách thức như vậy, chiến lược về con người toàn cầu của Viettel lại càng được khẳng định đúng đắn. Người Viettel ở nước ngoài là những người trẻ nhưng khát vọng lớn, ý chí kiên cường, đồng thuận, đồng lòng, dấn thân, lăn xả và luôn bình tĩnh, tự tin trước hoàn cảnh cam go để tìm cách ứng phó, hóa giải, thậm chí phát hiện ý tưởng, giải pháp đột phá cho kinh doanh. Chính niềm tin và sự quyết tâm ấy đã khích lệ, truyền cảm hứng cho cả bộ máy, lan tỏa tới các CBNV cũng như chính quyền nước sở tại.

Cùng với yếu tố con người, các thị trường nước ngoài luôn có chỗ dựa vững chắc là Tập đoàn, nhất là khi gặp khó khăn phát sinh thì không bao giờ đơn độc. Các vấn đề, vướng mắc của công ty thị trường nói riêng và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói chung được Viettel kịp thời báo cáo Chính phủ, Bộ, ngành và Đại sứ tại nước sở tại để xin ý kiến chỉ đạo, định hướng và hỗ trợ giải quyết. Lãnh đạo Tập đoàn từ Ban Tổng Giám đốc đến các trưởng ngành đều “ra trận”, trực tiếp sang thị trường để cùng tháo gỡ, vượt qua thời điểm áp lực nhất. Ở xa nhà, xa Tổ quốc, lúc gặp gian khó mà có sự đồng hành của lãnh đạo, của đồng nghiệp là nguồn sức mạnh rất quý giá.

Anh nói nhiều về những thứ Viettel mang ra nước ngoài, vậy chúng ta nhận lại kết quả gì?

Đầu tiên là danh tiếng cho đất nước. Việt Nam giờ đây không chỉ xuất khẩu nông sản, may mặc, sắt thép,… mà có thêm viễn thông, sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao. Sự dũng cảm và tiên phong của Viettel đã góp phần thổi làn gió đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp khác, trở thành điểm tựa và tạo cộng đồng doanh nghiệp Việt trên toàn cầu. Viettel chính là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao về văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tinh thần phụng sự, đầu tư lâu dài, triết lý kinh doanh tử tế, nhân văn của Viettel đã tạo sự tin tưởng của Chính phủ các nước với đất nước và người dân Việt Nam.

Tiếp đó là danh tiếng cho Viettel. Những dấu ấn trong công cuộc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần không nhỏ để Viettel trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong suốt 7 năm liên tiếp, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và nằm trong Top 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Chúng ta cũng thuộc Top 15 công ty viễn thông đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới và đang tạo việc làm cho khoảng 10.000 người nước ngoài.

Thứ ba là sự trưởng thành của con người Viettel. Những năm tháng chinh chiến ở nước ngoài chính là môi trường tốt nhất để hình thành nên lớp cán bộ xuất sắc, toàn diện cả về chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng quản lý và tư tưởng, trí tuệ. Đây là nguồn lãnh đạo tương lai của Tập đoàn.

Những dấu ấn trong công cuộc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần không nhỏ để Viettel trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam trong suốt 7 năm liên tiếp, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và nằm trong Top 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Chúng ta cũng thuộc Top 15 công ty viễn thông đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới và đang tạo việc làm cho khoảng 10.000 người nước ngoài.

Mọi người thường tò mò không biết Viettel sẽ có gì mới trong năm 2023, nhất là lĩnh vực công nghệ. Anh sẽ chia sẻ thế nào trước băn khoăn này?

Mới ở đây sẽ là sự “booming” của những công nghệ đã thử nghiệm, đã ra mắt trong thời gian qua. Chẳng hạn như 5G, Internet vạn vật hiện đã triển khai diệp hẹp, sang năm sẽ tăng tốc cả về chiều rộng và chiều sâu, bao gồm cả quy mô vùng phủ, nền tảng platform, ứng dụng dịch vụ để đưa công nghệ vào cuộc sống, ví dụ như hệ thống tự động ở các nhà máy, bến cảng hay cải thiện chất lượng dịch vụ ở các khu vực tập trung đông người,…

Đối với hệ sinh thái điện toán đám mây, ngay sau khi ra mắt, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn ủng hộ, quan tâm tới Viettel Cloud. Chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và sẵn sàng cạnh tranh với các Big Tech trên thế giới.

Viettel định vị mình ở vị thế “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” nên chắc chắn chúng ta sẽ đi đầu trong việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ 4.0 để Việt Nam tiếp tục song hành với thế giới về công nghệ viễn thông - CNTT. Và quan trọng hơn là phải phát huy hiệu quả của các công nghệ đó để phục vụ khách hàng, xã hội ở tất cả các nước Viettel đầu tư.

Cụ thể những cái mới như thế nào thì chúng ta sẽ hé lộ dần dần để mọi người cùng háo hức chờ đón trong năm tới.

Anh sẽ nói gì với các CBNV Viettel xa nhà vào dịp Tết đến Xuân về?

Xa nhà vào dịp truyền thống đoàn viên như Tết nguyên đán sẽ có chút nỗi niềm bâng khuâng, nhưng tôi nghĩ khái niệm “xa nhà” bây giờ không còn nặng nề trong thời đại số ngày nay với sự tiện lợi của công nghệ mọi lúc, mọi nơi. Nhiều người ở Việt Nam cũng chọn đi du lịch, thiện nguyện vào những ngày Tết. Do đó, với CBNV Viettel đang làm nhiệm vụ ở các thị trường, chúng ta nên tư duy tích cực và coi khoảng thời gian ở nước ngoài là trải nghiệm đáng quý, là cơ hội không phải ai cũng có được. Đó là niềm tự hào cho cả bản thân và gia đình.

Trong những năm tháng ở thị trường, mỗi người sẽ được trui rèn bản thân, nhìn thấy khiếm khuyết và thế mạnh của chính mình để hoàn thiện và nâng tầm con người mình. Chúng ta sẽ có cơ hội để học hỏi nhiều hơn, tư duy nhanh nhạy hơn, tháo vát hơn, sáng tạo hơn, độc lập hơn.

Ở mỗi thị trường, anh chị em Viettel có cách đón Tết của riêng mình, độc đáo và đầm ấm. Tập đoàn cũng sắp xếp kế hoạch hợp lý để các CBNV ở thị trường về nước thăm gia đình. Đối với hậu phương của CBNV, Tập đoàn luôn quan tâm, chăm lo, hỏi thăm chu toàn vào dịp Tết.

Điều mong chờ nhất ở 10 thị trường nước ngoài là rủi ro ít đi và hiệu quả nhiều hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục đặt mục tiêu cao trong công cuộc kinh doanh toàn cầu, để đi xa hơn, mong mỗi CBNV ở nước ngoài luôn giữ khát vọng, tinh thần của người Viettel, luôn ghi nhớ sau lưng mình là Tổ quốc.

Một câu nói nào đó để nhắn gửi tới các đồng nghiệp Viettel toàn cầu, anh sẽ chọn câu nào?

Có một câu nói rất hay là “Three things in human life are important. The first is to be kind. The second is to be kind. And the third is to be kind”. Hãy cống hiến hết mình bằng sự tử tế và tận tâm, mọi điều tốt đẹp sẽ đến.

Xin cảm ơn và chúc anh một năm mới vạn sự như ý.

Nhận lãnh sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”, năm 2022 với Viettel giai đoạn hành động quyết liệt, toàn diện và xuyên suốt, sát cánh cùng các tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dân. Thành công của Viettel được kiến tạo từ chính thành công của những cộng sự đồng hành trên hành trình chinh phục sự nghiệp chuyển đổi số quốc gia.

Viettel là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số

Viettel không chỉ làm được mà còn khẳng định được trong từng mốc phát triển. Đây là một niềm vui rất lớn khi chúng ta khẳng định được năng lực, khiến những người chỉ huy như chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn. Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ghi nhận và đánh giá rất cao những nỗ lực của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

Đại tướng Phan Văn Giang

Tinh thần nhanh, quyết đoán, triệt để của Viettel đã đồng hành cùng Chính phủ, Bộ TT&TT trong nhiều chiến dịch, triển khai thần tốc nhiều ứng dụng, nền tảng quan trọng trong thời gian qua. Nếu không có những doanh nghiệp chủ lực trong nước như Viettel thì đất nước sẽ rất khó khăn. Xin chúc Viettel luôn có tầm nhìn xa và lớn, tiếp tục tinh thần dấn thân, đi đầu, đi tiên phong, dám nhận về mình, tạo ra cho mình những thách thức mới để tiếp tục thành công lớn.

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Nhiều năm qua, Viettel đã tích cực phối hợp, hỗ trợ Bộ Tài chính triển khai nhiều dịch vụ CNTT, giải pháp phần mềm cho ngành tài chính. Tôi tin rằng với khả năng và uy tín của mình, Viettel sẽ luôn đồng hành với Bộ Tài chính, hỗ trợ Bộ nghiên cứu, tư vấn các giải pháp công nghệ, chuyển đổi số trong các lĩnh vực nghiệp vụ của Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ông Hồ Đức Phớc

Giải pháp số của Viettel đã giúp thay đổi đời sống của người dân

UBND tỉnh Đồng Tháp cảm ơn các giải pháp số của Viettel đã giúp thay đổi đời sống của người dân, giúp UBND được sự tín nhiệm, đánh giá rất cao từ người dân. Đồng Tháp xem chuyển đổi số là động lực phát triển các lĩnh vực, ở đó nông nghiệp là trọng tâm và mong muốn Đồng Tháp trở thành địa phương đi đầu về chuyển đổi số nông nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ông Phạm Thiện Nghĩa

Mong Viettel tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng mạng lưới đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, triển khai các dịch vụ CNTT để góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại Sơn La, hướng đến mục tiêu phát triển tỉnh theo hướng xanh, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ.

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Ông Hoàng Quốc Khánh

Trong tương lai, Viettel và Bắc Ninh có rất nhiều cơ hội hợp tác như logistics, hạ tầng lưu trữ dữ liệu cũng như chuyển đổi số toàn dân. Việc hợp tác hiệu quả sẽ giúp tỉnh cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp đến đầu tư tại Bắc Ninh, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Thời gian qua, Hà Tĩnh luôn tập trung chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chuyển đổi số là nội dung lớn, đối với Hà Tĩnh vẫn còn mới nên triển khai còn chậm. Để đẩy mạnh công cuộc này, tỉnh Hà Tĩnh rất cần hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu của quốc gia như Viettel.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Ông Võ Trọng Hải

Viettel không chỉ làm được mà còn khẳng định được trong từng mốc phát triển

Khi được báo cáo về việc hợp tác chiến lược với Viettel, tôi đề nghị phải ký ngay và ký sớm. Đồng hành với Viettel trong chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết của Vietnam Airlines trong cuộc đua trở thành hãng hàng không số năm 2025.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines

Ông Đặng Ngọc Hòa

Chúng tôi rất ngưỡng mộ trước thành công của Viettel trong lĩnh vực viễn thông, đầu tư quốc tế và đặc biệt là lĩnh vực chuyển đổi số doanh nghiệp, chính phủ. Viettel hiện nay là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Việc hợp tác với Viettel sẽ giúp Bảo Việt nâng tầm, hình thành nền tài chính số quốc gia, qua đó dẫn dắt thị trường tài chính Việt Nam.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt

Ông Đỗ Trường Minh

Những năm gần đây, chuyển đổi số đã thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng và hiện hữu trong hầu hết mọi hoạt động thường ngày. Việc bắt tay hợp tác với những đối tác uy tín hàng đầu về công nghệ như tập đoàn Viettel sẽ giúp nâng cao năng lực thích ứng và tận dụng các cơ hội mà kỷ nguyên số mang lại là rất quan trọng và cần thiết với CEO Group.

Phó Tổng Giám đốc CEO Group

Ông Trần Đạo Đức

Sawaco rất vui mừng tổ chức buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác để triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện cho ngành nước thành phố Hồ Chí Minh. Sawaco tin tưởng Viettel hội đủ các điều kiện để đồng hành cùng Sawaco trong lộ trình chuyển đổi số, hướng đến xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, góp phần xây dựng đô thị thông minh.

Tổng Giám đốc TCT cáp nước Sài Gòn (SAWACO)

Ông Trần Quang Minh

Dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng chiến lược, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả, tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh,… là những nhiệm vụ trọng tâm Thủ tướng Phạm Minh Chính giao cho Viettel trong chuyến làm việc ngày 16/8.

Đến thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Viettel phải nhận thức rõ nhiệm vụ chung của đất nước như vậy để xác định vai trò chủ đạo, vị trí, trách nhiệm của mình trong thời gian tới. Sứ mệnh của Viettel là trở thành Tập đoàn công nghiệp viễn thông đóng góp tích cực, hiệu quả cho 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Theo Thủ tướng, tình hình thế giới, khu vực năm 2022 và những năm tiếp theo dự báo diễn biến khó lường, phức tạp, Việt Nam phải tiếp tục bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng phải hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã giao Viettel 8 nhiệm vụ quan trọng, đồng thời quán triệt Viettel phải triển khai các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, làm việc gì đứt điểm việc đó.

Tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, Viettel trình diễn 60 sản phẩm quân sự và 59 sản phẩm dân sự công nghệ cao phục vụ kinh tế quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Trên diện tích trưng bày 2.200m2, khu triển lãm các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của Viettel luôn thu hút sự quan tâm đông đảo khách tham quan tìm hiểu. Gần 30 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Viettel cho cơ hội hợp tác, phát triển và kinh doanh sản phẩm.

Anh 1.jpg

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 khai mạc lúc 8h30 ngày 8/12. Ngay sau lễ khai mạc, gian hàng của Viettel đã đón vị khách đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận nỗ lực của lãnh đạo, CBNV Viettel trong nghiên cứu, chế tạo các trang thiết bị quân sự phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện tác chiến thực tế.

Anh 2.jpg

Tại triển lãm lần này, Viettel có 2 gian hàng là gian Công nghiệp Quốc phòng và gian Kinh tế số, đều liên tục đón các đoàn khách tham quan của các Bộ, Ngành trong nước và cả khách nước ngoài. Tại các khu vực trưng bày, những đồng chí hướng dẫn làm việc không nghỉ để cung cấp đầy đủ nhất thông tin cho các đoàn khách.

Anh 3.jpg

PTGĐ Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến cũng trực tiếp giới thiệu, cung cấp thông tin thú vị về sản phẩm của Viettel, ví dụ như chiếc UAV (máy bay không người lái) của Viettel. Chiếc UAV này sở hữu công nghệ mới nhất của Viettel, có thể bay thẳng đứng, thời gian bay liên tục là 6 tiếng, trần bay hơn 3.000 mét và có thể bay với bán kính 70km. Đây đều là những thông số hàng đầu về UAV không chỉ ở Việt Nam.

Anh 4.jpeg

Gian hàng về quân sự giới thiệu tổng số 60 sản phẩm (6 sản phẩm ngoài trời và 54 sản phẩm trong nhà). Từ năm 2013, Tập đoàn đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho quân đội.

Anh 5.jpg

Ngoài UAV, các trang thiết bị chiến đấu quang điện tử, Viettel cũng trình diễn hệ thống tác chiến trên không gian mạng và các hệ thống mô hình mô phỏng phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo. Các sản phẩm này đến từ những đơn vị như VHT, VCS, VTCC...

Anh 6.jpg

Rô bốt MiMi - Sản phẩm của Trung tâm Không gian mạng Viettel tạo ra sự hào hứng, thích thú với khách tham quan vì sự thông minh, phục vụ tận tình.

Anh 7.jpeg

Một trong những khu vực nhận được nhiều sự quan tâm là trường bắn giả lập. Tại đây, các loại súng như K-54, AK-47 được thiết kế riêng để bắn đạn khí nén, an toàn cho người sử dụng dù vẫn tạo ra cảm giác bắn, độ giật... như súng dùng trong chiến đấu. Khách tham quan được dùng súng để tiêu diệt các mục tiêu giả lập trên màn hình.

Anh 8.jpg

Hệ thống giả lập lái xe của Viettel mang đến trải nghiệm sát với thực tế, tạo sự hào hứng cho 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông.

Anh 9.jpg

Tại gian hàng Kinh tế số, Mô hình thành phố thông minh (IOC) của Viettel gây chú ý với khách tham quan. Nhiều người lần đầu tiên được tận mắt chứng công tác điều hành, quản lý giao thông trên nền tảng số. Mọi hành động của người tham gia giao thông đều được báo cáo chi tiết về "đài chỉ huy".

Anh 10.jpg

Tại gian hàng này, Viettel trưng bày 16 nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực dân sự, gồm những sản phẩm chuyển đổi số, hỗ trợ cho các lĩnh vực: Y tế số, gia đình số, giáo dục số, tài chính số, logistics, doanh nghiệp số, chính quyền số, giao thông số cùng những sản phẩm nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Anh 12.jpg

Tham gia Triển lãm Quốc phòng Viettel, Viettel muốn khẳng định năng lực nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao không ở cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Những công nghệ, kỹ thuật mới sau khi được triển khai cho quốc phòng sẽ được ứng dụng cho dân sự, tạo ra những sản phẩm có tính dẫn dắt thị trường, cạnh tranh quốc tế.

Để công lý đươc thực thi mọi lúc, mọi nơi

Ở Việt Nam, chuyển đổi số (CĐS) bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Kể từ lúc đó, CĐS cho các cơ quan Chính phủ trở thành một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Viettel đang tham gia rất sâu vào công cuộc CĐS của các cơ quan bộ ngành và Chính phủ, trong đó có Toà án nhân dân tối cao.
Đọc thêm

Viettel Cloud - Song hành và Hợp tác

Theo chia sẻ của đồng chí Lê Quang Hiếu – Phó Ban Dự án Cloud, TCT Mạng lưới Viettel, chiến lược của Viettel Cloud sẽ không đối đầu với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây khác, mà đặt trọng tâm vào việc song hành và hợp tác cùng phát triển.
Đọc thêm

Sức mạnh của thích ứng nhanh

Sau gần một thập kỷ cung cấp dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây, năm 2022, lần đầu tiên, Viettel IDC tích hợp thành công tính năng thanh toán Pay as you Go (PayGo) cho dịch vụ Viettel Cloud Server, mở ra cơ hội thâm nhập thị trường cloud quốc tế của công ty.
Đọc thêm

Gỡ nút thắt cuối cùng trong nền kinh tế số

Chuyển đổi số mang lại giá trị trực tiếp cho người dùng cuối, nên lấy người dùng làm trung tâm là yêu cầu sống còn.
Đọc thêm

Viettel Cloud: Từ nhà kho dữ liệu khổng lồ thành "siêu chợ trên mây"

Khi đóng gói tất cả dịch vụ điện toán đám mây vào một hệ sinh thái, Viettel Cloud trở thành một "market place" để các bên thứ 3 có thể tự thao tác qua giao diện web. Họ chỉ cần lựa chọn, click chuột và nhận kết quả trong vòng vài phút.
Đọc thêm

Vươn tầm kết nối để không ai bị bỏ lại phía sau

Là đơn vị duy nhất của Việt Nam chiến thắng giải thưởng danh giá Excellence Awards – hạng mục “Beyond Connectivity” (Vươn tầm kết nối) của TM Forums, hệ sinh thái Viettel Money đã chứng minh năng lực giải quyết bài toán chuyển đổi hành vi thanh toán tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt.
Đọc thêm

TV360 - Ứng dụng triệu người dùng được triển khai với "tốc độ ánh sáng"

Tháng 8/2022, TV360 - OTT video do Trung tâm Dịch vụ Truyền hình - TCT Viễn thông Viettel (VTT) phát triển đã có tới 42 triệu tài khoản đăng ký sau 1 năm chính thức ra mắt.
Đọc thêm

“Lãnh đạo thành phố Thủ Đức kỳ vọng, háo hức với những điều mà Digital Twin có thể giúp họ trong quá trình hoạch định, phát triển thành phố trong tương lai”, Tiến sĩ Trịnh Đình Hoàn, Giám đốc Sản phẩm - Kiến trúc sư trưởng dự án Digital Twin, Trung tâm Không gian mạng Viettel (VTCC), chia sẻ sau 3 lần trình diễn công nghệ đặc biệt này.

Bản sao số - Digital Twin là một trong những sản phẩm công nghệ đặc biệt của CMCN 4.0, sử dụng cộng nghệ thực tế ảo (VR), đồ họa 3D và mô hình hóa dữ liệu để xây dựng phiên bản số của một quy trình, hệ thống, sản phẩm, thậm chí là cả một đô thị. Công nghệ có thể mô phỏng phương thức hoạt động, thậm chí dự đoán các kịch bản, xu hướng phát triển trong vận động. Vì vậy, bản sao số đóng vai trò cốt lõi trong những chiến lược xây dựng thành phố/đô thị thông minh.

Trước khi trở về Việt Nam năm 2021, anh Trịnh Đình Hoàn là Tiến sĩ nghiên cứu về Toán ứng dụng, Thị giác máy tính, AI, Big Data tại Đại học Paris 13 (ĐH Lorraine, ĐH Bourgogne, Pháp). Sau hơn 10 năm tu nghiệpại nước ngoài, anh trở về Việt Nam và lựa chọn đầu quân cho Viettel Cyberspace Center để phát triển một công nghệ hoàn toàn mới mẻ, nhưng không thể thiếu để bắt kịp xu thế công nghệ thế giới – Digital Twin hay Bản sao số.

VTCC_Tiến sĩ Trịnh Đình Hoàn, Giám đốc sản phẩm Digital Twin, Trung tâm Không gian mạng Viettel.jpg

Tiến sĩ Trịnh Đình Hoàn, Giám đốc sản phẩm Digital Twin, Trung tâm Không gian mạng Viettel.

To be the first…

Bản sao số - Digital Twin là một trong những sản phẩm công nghệ đặc biệt của CMCN 4.0, sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR), đồ họa 3D và mô hình hóa dữ liệu để xây dựng phiên bản số một quy trình, hệ thống, sản phẩm, hoặc thậm chí là cả một đô thị. Công nghệ có thể mô phỏng phương thức hoạt động, thậm chí dự đoán các kịch bản, xu hướng phát triển trong vận động. Vì thế, bản sao số đóng vai trò cốt lõi trong những chiến lược xây dựng thành phố/đô thị thông minh.

“Với Digital Twin, chúng ta có thể xây dựng cả thành phố từ chính bản sao vật lý như cơ sở hạ tầng, tòa nhà, cây xanh, mạng lưới, môi trường thành dạng số, 3D, 4D. Đây là công nghệ không thể không triển khai nghiên cứu và phát triển nếu muốn dẫn dắt công nghệ số”, anh Hoàn chia sẻ về tiềm năng của bản sao số.

Anh tin rằng tất cả kết quả công cuộc chuyển đổi số trong hiện tại và tương lai, của tất cả các ngành nghề sẽ được tích hợp đầy đủ ở trong bản sao số của thành phố thông minh.

Những bước chân đầu tiên

Từ đau đáu khát vọng, nhóm nghiên cứu Digital Twin của VTCC bước vào “thực chiến” đầu tiên với Dự án tại Thành phố Thủ Đức. Với định hướng trở thành một thành phố đi đầu trong các hoạt động đổi mới sáng tạo, lãnh đạo Thành phố Thủ Đức yêu cầu quy hoạch và thiết kế đô thị của Thủ Đức trên nền tảng không gian đô thị độc đáo chất lượng cao.

VTCC_Hình ảnh mô phỏng tình hình giao thông trên các tuyến đường trong thành phố Thủ Đức.JPG

Hình ảnh mô phỏng tình hình giao thông trên các tuyến đường trong thành phố Thủ Đức.

“Đề bài” của Thủ Đức đặt ra nhiều thách thức: Khối lượng dữ liệu khổng lồ mô hình hóa hàng triệu đối tượng trên diện tích hàng nghìn kilomet vuông. Hạ tầng CNTT cực mạnh phục vụ xử lý dữ liệu lớn, mô phỏng đồ họa 3D/4D. Lực lượng kỹ thuật trình độ cao và chuyên gia có tri thức ngành/lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, anh Hoàn và các thành viên cộng sự vẫn tự tin hoàn thành nhiệm vụ. Bởi xét về bản chất, Digital Twin là sự tổng hòa của các công nghệ Internet of Things (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo (AI). Viettel đều làm chủ các công nghệ này. Riêng lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) - linh hồn của Digital Twin – là thế mạnh của VTCC.

Trên thực tế, Thành phố Thủ Đức nhận được nhiều hỗ trợ, tư vấn từ các tập đoàn công nghệ lớn từ quốc gia đã triển khai xây dựng thành phố thông minh, bản sao số. Việc VTCC được lựa chọn nghiên cứu và phát triển dự án khẳng định Viettel hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố về năng lực, công nghệ và tiềm lực để thực hiện thắng lợi dự án.

Cho một tầm nhìn xa của tương lai số

“Tôi nghĩ Digital Twin tại Việt Nam sẽ có một hành trình dài, đi cùng với cuộc sống như hình với bóng. Để chuyển đổi toàn bộ xã hội lên một không gian số thì cần quá trình, một tầm nhìn dài hạn, tư tưởng đồng hành giữa hai bên”, anh Hoàn chia sẻ về bước khởi đầu giữa Viettel và Thủ Đức. “Việc đầu tiên Viettel làm là để lãnh đạo thành phố nhìn thấy thực tế nền tảng chúng ta đang xây dựng là gì, có hình ảnh trực quan. Mô tả rõ cho họ 5 giai đoạn Digital Twin – cùng với lợi ích có được ở mỗi giai đoạn”.

Giám đốc sản phẩm Digital Twin của VTCC chia sẻ thực tế những quốc gia đi đầu như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ hay Singapore cũng mới chỉ đi đến bước 3,5. Digital Twin cần trải qua từng bước đầu tư nghiêm túc cả thời gian và trí tuệ. Trong đó, bước đầu tiên là thay đổi nhận thức – làm cho mọi người hiểu về Digital Twin. Với mỗi dự án, nhân tố quan trọng nhất để hình thành bản sao số là chính quyền, bởi chính họ quyết định những mục tiêu lớn trong điều hành ở 5 - 10 năm nữa, thay vì vào hiệu quả ngắn hạn ngay lập tức. Khi đó, Bản sao só tổng hợp dữ liệu từ đầy đủ nguồn thông tin khác nhau vào cùng một không gian số, xóa đi khoảng cách không gian vật lý, người dân – chính quyền – doanh nghiệp có thể kết nối, tương tác, tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Lợi ích cho cả 3 nhóm đối tượng: chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

VTCC 7.jpg

Đội ngũ trẻ trung tràn đầy năng lượng của dự án mang công nghệ tương lai.

Buồng đốt phụ - Tia lửa lóe sáng từ tình yêu 2 thập kỷ

Dù chính tác giả nhận xét “không khó lắm đâu”, giải pháp đột phá của anh Nguyễn Như Đức, Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất - Công ty Xi măng Cẩm Phả, tiết kiệm hàng tỷ đồng cho mỗi chu trình sản xuất, gỡ thế khó của Công ty Xi măng Cẩm Phả trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm, giá cả tăng cao.
Đọc thêm

Bitel - Nhà mạng duy nhất hoàn thiện giấc mơ của các em nhỏ vùng cao Peru

Việc Bitel đem Internet đến cho trường San Pedro Nolasco giấc mơ bất ngờ cho các em nhỏ và cả những người dân trong khu vực. Cô hiệu trưởng Margot Salas vô cùng cảm kích vì Bitel có thể biến giấc mơ này thành hiện thực.
Đọc thêm

Không có việc gì khó, chỉ có thách thức cần phải vượt qua

“Anh Cường Viettel phải không ?” “ Đúng rồi anh ơi” “ Anh Ka B’Rồng nhờ em gọi cảm ơn anh. Anh đi làm xa, khi nghe dự báo có khả năng sạt lở ở quê nhà. May nhờ có Viettel phủ sóng di động nên anh ấy liên lạc kịp thời với gia đình để nhắc nhở, nhờ thế mọi người đã tránh khỏi vụ sạt lở đất vừa rồi”
Đọc thêm

ePass - Tấm thẻ nhỏ mang tầm nhìn lớn

“Các bất cập của hệ thống ETC trong thu phí tự động không dừng đã được khắc phục nhờ các giải pháp từ Viettel”, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện phấn khởi chia sẻ về ePass - dịch vụ hỗ trợ thu phí theo hình thức điện tử không dừng – sau 1 năm triển khai.
Đọc thêm

Cuộc chuyển dịch bán hàng không gian số

Với mục tiêu trở thành “Nhà bán lẻ với dịch vụ Khách hàng tốt nhất”, Viettel Store từng bước đổi mới phương thức bán hàng, số hóa công tác phục vụ khách hàng để đạt được sứ mệnh này.
Đọc thêm

Những người hùng trong bão lũ

Mỗi khi bão về, khi mọi người cố gắng về nhà chăm sóc gia đình, có những người Viettel lại khoác lên mình áo mưa, ngược dòng người vào vùng giông tố. Bởi họ là chỗ dựa của người dân duy trì kết nối trong hoàn cảnh khó khăn.
Đọc thêm

3 ngày người Viettel kề vai chiến đấu với siêu bão Noru

Thiên tai là điều không ai mong muốn. Với người Viettel ở các tỉnh miền Trung, họ chọn cách sống chung với thiên tai, luôn chủ động ứng phó để bảo vệ mạng lưới, để sóng Viettel kiên cường trước mọi bão giông. Năm 2022 đã thử thách tinh thần này của người Viettel.
Đọc thêm

Năm 2012, người Viettel đặt chân đến Mozambique, một quốc gia nghèo ở Đông Nam Châu Phi, với diện tích lớn gấp 3 lần Việt Nam nhưng dân số chỉ mới 24 triệu người, thành lập nên thương hiệu viễn thông Movitel.

10 năm sau, Movitel đã trở thành thương hiệu dẫn đầu, tự hào trở thành “điều kỳ diệu ở châu Phi” khi đã biến giấc mơ giản dị của hàng triệu người dân nơi đây trở thành hiện thực: Giấc mơ được sử dụng tiện ích của sóng viễn thông.

Nơi những ngôi làng “trắng sóng”

Cách đây 10 năm, Mozambique chỉ có 7,9 triệu người dùng điện thoại trên tổng số 24 triệu dân – tỉ lệ 32,9%, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ sử dụng của khu vực và toàn thế giới. Sóng viễn thông vẫn chỉ là khái niệm của giới nhà giàu khi chỉ tập trung phổ cập ở khu vực thành phố với mức giá cước khá cao so với thời điểm bấy giờ. Còn đa phần những người dân còn lại, sóng với họ đơn giản chỉ là sóng biển.

Nằm cách thủ đô Maputo gần 1,500 km, Niassa là một trong những tỉnh nghèo nhất Mozambique. Nơi đây được bao phủ bởi những bình nguyên có độ cao trên dưới 1.000 mét, ít tài nguyên, kinh tế chậm phát triển, địa bàn vừa rộng lớn vừa hiểm trở, dân cư thưa thớt.

Người dân bản địa ở đây sống trong những túp lều tranh vách đất tự dựng tuềnh toàng. Họ trồng trọt, săn bắt, hái lượm và nấu nướng bằng củi; sống giữa thiên nhiên hoang dã, chỗ ngập cỏ dại, chỗ đầy bụi đất. Nhiều nơi trong tỉnh không có điện, một số nơi có thì người dân dùng rất hạn chế và dùng theo… thẻ cào. Có tiền thì ra mua thẻ nạp tiền vào, xài điện hết số tiền đó thì… thôi, cúp điện!

Issufo Saide là một trong số các nông dân sinh sống tại ngôi làng Chimbonila, tỉnh Niassa. Ngôi làng của anh chỉ vỏn vẹn có 20 hộ dân, tính ra mật độ dân cư chưa đến 14 người/km2.

Mỗi tháng, những người nông dân như anh Issufo đều phải chuẩn bị cho chuyến đi kéo dài từ 10-20 ngày để làm việc trên những cánh đồng cách làng hàng chục km. Trong khoảng thời gian này, họ gần như sống cách biệt với thế giới bên ngoài, không có cách thức gì để liên lạc với gia đình hay người thân.

Bai 34 - 16.png

“Ốm đau cũng chẳng báo được cho gia đình, họ cũng chẳng có cách nào liên lạc được với chúng tôi. Muốn truyền tin chúng tôi phải nhờ người đi bộ cả mấy quãng đường, rất mất thời gian. Hồi ấy, tôi chỉ nghe nói người thành phố họ dùng một thứ gọi là sóng di động, nhưng ở đây tôi còn chưa nhìn thấy chiếc điện thoại bao giờ”. Anh Issufo nghẹn ngào nhớ lại. “Ở đây không có nhiều người nên chính phủ cũng không ưu tiên lắp đặt trạm phát sóng.”

Chỉ với 20 hộ dân ở vùng dân cư thưa thớt nhất Mozambique (14 người/km2) – liệu có nhà trạm nào quyết định đầu tư lắp đặt 1 trạm phát sóng ở đây. Nghĩ đến bài toán lợi nhuận kinh tế, chưa cần tính đã biết là không có. Nghĩ thêm về chi phí vận hành, rồi nhân lực, câu trả lời rõ ràng là không.

Vậy nhưng, Viettel nói có

Vào năm 2012, ngay khi chỉ vừa mới “chân ướt chân ráo” đến Mozambique, Movitel đã quyết định mang sóng viễn thông đến với Niassa. Đây là một quyết định không mấy dễ dàng khi phải cân nhắc những trở ngại nơi đây.

“Địa hình khu vực này quá nhiều đá, trong khi dân cư lại thưa thớt, có quá ít lực lượng lao động để xây lắp trạm phát sóng, vận chuyển nguyên vật liệu cũng mất rất nhiều thời gian và công sức, hệ thống đường dây điện và dây cáp viễn thông đơn sơ chỉ dựng bằng những cây cột gỗ nhỏ, xiên vẹo.” Anh Helio Sambo – nhân viên kĩ thuật Movitel chia sẻ. “Nhưng tinh thần quyết tâm của những người đồng nghiệp đến từ Việt Nam khiến tôi phải nể phục”

Người Viettel với tinh thần lăn xả, trái tim đầy nhiệt huyết thì “sỏi đá cùng hóa thành cơm”. “Bất kì người dân nào ở Mozambique đều xứng đáng được sử dụng sóng viễn thông. Chúng tôi không muốn bỏ quên bất kì ai, dù họ ở những nơi xa xôi hẻo lánh như thế nào. Khó khăn mấy chúng tôi cũng vẫn làm” anh Đào Đông Phong, Trưởng chi nhánh Niassa khẳng định.

Sau một năm trời, trạm phát sóng duy nhất tại Chimbonila được dựng lên và suốt 9 năm sau, trạm vẫn được duy trì một cách kiên trì, bền bỉ để mang đến 1 cuộc sống tiện ích, hạnh phúc cho 20 hộ dân ấy. Làm việc bằng cả trái tim, mạng viễn thông đến từ Việt Nam đã tạo nên 1 thập kỉ cách mạng công nghệ cho đất nước Châu Phi này.

Một thập kỉ của những điều kì diệu

Chimbonila giờ đây đã “lột xác”. Không chỉ dùng sóng viễn thông để liên lạc mà người dân bây giờ còn có thể gọi video call, sử dụng mạng 4G, thanh toán bằng ví điện tử mà không cần dùng tiền mặt. Trường học giờ đã có Internet miễn phí, sách giáo khoa đã có thể đặt mua từ xa, tiền điện có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản.

Thầy giáo Micas Hassan, Giáo viên trường tiểu học Chimbonila chia sẻ “nhờ có mạng Internet, học sinh tìm trên máy tính và được thấy rất nhiều hình ảnh mà chúng chưa bao giờ biết tới. Chỉ riêng chiếc máy tính duy nhất của trường cũng đã là một cuộc cách mạng, một sự thay đổi lớn, một giấc mơ với những học trò của tôi. Chúng tôi biết ơn các bạn rất nhiều, cảm ơn Việt Nam.”

Việc giao thương, buôn bán lại càng dễ dàng, chỉ cần gọi kết nối với khách hàng và tiền ngay lập tức được chuyển khoản đến. “Thật dễ dàng và tiết kiệm thời gian” Anh Issufo không giấu nổi niềm vui khi không còn phải cất công đi xa hàng trăm cây số để bán số lương thực thu hoạch được. Niềm vui mùa vụ nay thậm chí được nhân lên gấp bội.

Kiên trì mang đến cuộc sống hạnh phúc cho vùng dân cư - dù chỉ có 20 hộ dân

Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, tất cả vì hạnh phúc con người là mục tiêu Movitel đã luôn kiên định từ khi đặt chân đến Mozambique.

Sau 10 năm hoạt động, Movitel đã chứng minh được những đóng góp của mình bằng việc mang đến vùng phủ 92% Mozambique, hoàn thành phủ sóng hơn 400 xã “trắng sóng” trên toàn bộ đất nước, mang Internet đến cho hàng triệu học sinh nghèo. “Điều kỳ diệu châu Phi” - đã được tạo nên từ chính trái tim rộng mở và trí tuệ của con người Việt Nam.

Đừng bao giờ bỏ cuộc

Agostinho Barreto Afonso gia nhập Telemor từ năm 2014. Thời gian đầu, anh làm việc liên quan đến hệ thống tính cước (BCCS) tại Trung tâm kinh doanh Dili (thủ đô Đông Timor). Anh làm quen với hệ thống này rất nhanh, điều đó giúp anh luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Đọc thêm

Khi xa là để gần hơn

Do đặc thù và tính chất nhiệm vụ, người Viettel đôi khi phải ở xa chính những người thân trong gia đình. Nhưng đôi khi “xa là để gần hơn”.
Đọc thêm

Công nghệ & Trái tim

Quản lý vận hành tòa nhà là một lĩnh vực mới của Viettel, và đứng sau lĩnh vực kinh doanh thuộc hàng “tân binh” này là Công ty Quản lý Tài sản Viettel (VAM).
Đọc thêm

VTK - Sẵn sàng cho chiến lược 5G Việt Nam

Năm 2022, Công ty cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Viettel (VTK) đã hoàn thành cơ sở dữ liệu phục vụ công tác triển khai mạng lưới 5G thương mại của Viettel. Làm chủ công nghệ mới, sáng tạo cách làm, đơn vị trở thành công ty duy nhất đủ khả năng xây dựng mô hình truyền sóng quy hoạch mạng viễn thông thế hệ mới.
Đọc thêm

Covid-19, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, biến động, rạn nứt… là những từ khóa được thế giới nhắc đến nhiều trong năm 2022. Hãy cùng trò chuyện với PTGĐ Tập đoàn Đỗ Minh Phương về hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel trong một năm đầy thách thức ấy

Mạnh dạn loại bỏ sản phẩm không hiệu quả

Thưa anh, năm 2022 là thời điểm chúng ta đối mặt với nhiều thách thức ở trong nước và nước ngoài. Hết năm 2022, doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn là gần 164 nghìn tỷ, tăng trưởng 6,06%. Anh đánh giá thế nào về kết quả này?

Năm 2022, Viettel hoàn thành vượt mức kế hoạch về cả doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu tăng trưởng 6,06% so với 2021. Tốc độ tăng trưởng này sẽ thấp hơn so với tăng trưởng GDP Việt Nam,dự kiến 8%. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận kết quả này là thành tựu lớn của Đảng ủy Ban TGĐ Tập đoàn và sự nỗ lực lớn cả toàn thể CBNV Viettel các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Với viễn thông nước ngoài, các thị trường của Viettel năm qua đều tăng trưởng tốt, doanh thu dịch vụ tại nhiều thị trường tăng trưởng đạt mức cao. Ví dụ như Natcom tăng 25%, Movitel tăng 29%, Lumitel tăng 24%, Mytel là 45% hay Halotel tăng 12%. Tuy nhiên, các thị trường này cũng chịu nhiều biến động về chính trị và kinh tế, dẫn tới tỷ giá tăng phi mã (tỷ giá tại Lào tăng 55%, tại Myanmar tăng 18% - PV), làm giảm lợi nhuận đóng góp từ đầu tư nước ngoài xấp xỉ 2.500 tỷ đồng (100 triệu USD). Nếu loại trừ yếu tố này, doanh thu Tập đoàn tăng trưởng khoảng 7,7%.

Tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn đã tiếp tục làm chặt thuê bao thực, thuê bao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho khách hàng, hệ thống. Chúng ta cũng mạnh dạn thay đổi, loại bỏ những dịch vụ không có hiệu quả, không có tương lai (như Voso, mygo, VPP của VTPost; 1 số dịch vụ SME của VTT…) nhằm tập trung nguồn lực cho những hoạt động cốt lõi, chiến lược.

Trong năm 2022, Tập đoàn đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, chính sách cho khối NCSX. Có thể kể đến Cơ chế tiếp tục duy trì nguồn ngân sách cho các sản phẩm quốc phòng, chương trình T09 - là cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất của Tập đoàn đến năm 2035 với quy mô 1,6 tỷ USD.

Trong năm 2022, chúng ta đã mắt một số sản phẩm, dịch vụ mới là xu hướng công nghệ, với xu hướng người Việt Nam làm chủ các công nghệ và dữ liệu của người Việt và tạo nguồn tăng trưởng cho tương lai (như Viettel Money, Viettel Cloud).

Trong năm 2022, chúng ta đã mắt một số sản phẩm, dịch vụ mới là xu hướng công nghệ, với xu hướng người Việt Nam làm chủ các công nghệ và dữ liệu của người Việt và tạo nguồn tăng trưởng cho tương lai (như Viettel Money, Viettel Cloud).

Một số sản phẩm/dịch vụ công nghệ số được hình thành thời gian trước đây, trong năm 2022 có đem lại nhiều giá trị không , thưa anh?

Nói một cách thẳng thắn, một số ít các sản phẩm, dịch vụ số dành cho khách hàng cá nhân của Viettel trong 2 năm trở lại đây chưa tạo nhiều đột phá trên thị trường. Một số sản phẩm như Mocha, Keeng, Voso, Mygo… chưa đạt kỳ vọng

Có những sản phẩm, dịch vụ tạo ra trong những năm gần đây chưa tạo nhiều đột phá, chưa tạo giá trị cho Viettel như một số nền tảng giải pháp số cho doanh nghiệp, dịch vụ SME, các dịch vụ media, game.

Như Voso, vốn được định vị là 1 sàn thương mại điện tử nông sản nhưng chưa xây dựng được quy trình và luồng vận hành riêng cho lĩnh vực kinh doanh mới, vẫn vận hành trên luồng chuyển phát bưu chính, dẫn đến chưa đảm bảo chất lượng hàng hóa kinh doanh. Kinh doanh Voso chưa có định hướng rõ ràng cho đội ngũ kinh doanh dưới, chưa có chính sách để hỗ trợ thúc đẩy phát triển với nhà cung cấp.

Dịch vụ Mygo chưa được xác định sứ mệnh một cách rõ ràng và xuyên suốt (giao hàng và chuyển người như grab, giao hàng, sàn vận chuyển, hiện tại là vận hành nội bộ của công ty logistic) dẫn tới hoạt động tổ chức, đầu tư nguồn lực không được tập trung.

Một số sản phẩm dịch vụ SME là cơ hội để cung cấp dịch vụ tạo nguồn thu cao từ khách hàng như Vtracking, Camera NĐ10… nhưng chưa đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ.

Bù lại, khi Viettel triển khai các hệ sinh thái, các nền tảng số cho Chính phủ/chính quyền địa phương, hay cho các ngành y tế, giáo dục lại khá thành công. Những nền tảng, hệ sinh thái này đang được tiếp tục đầu tư là những sản phẩm số chủ lực của đất nước.

Đối với dịch vụ số cho doanh nghiệp, chính phủ, bộ ngành thì Viettel đã chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud ngày 14/10, qua đó khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Viettel cam kết sẽ phổ cập điện toán đám mây như cách đã thực hiện với nhiều cuộc cách mạng viễn thông, công nghệ trước đấy (mỗi người dân có một chiếc điện thoại di động, mỗi người dân có một chiếc điện thoại smartphone, cáp quang về đến tận cửa nhà của mỗi hộ gia đình Việt Nam).

Một số nền tảng quốc gia Viettel đã thực hiện như Nền tảng dạy học trực tuyến (K12 Online) với hơn 3,5 triệu tài khoản và triển khai trên 36 tỉnh thành, hệ thống đã đồng hành cùng các nhà trường, giúp duy trì kết nối giáo viên - học sinh, đảm bảo ngừng đến trường nhưng không ngừng học, đặc biệt trong giai đoạn Covid vừa qua; Nền tảng Quản lý tiêm chủng là giải pháp quản lý nghiệp vụ tiêm chủng, kho vắc xin thống nhất và xuyên suốt từ trung ương tới địa phương với sự tham gia hơn 16190 cơ sở tiêm chủng; Nền tảng Hồ sơ sức khỏe là thành phần cốt lõi nhất trong phát triển y tế thông minh, giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân được chủ động hơn, ngành y tế sẽ có kho dữ liệu sức khỏe để phục vụ cho công tác phân tích đánh giá, dự báo tình hình bệnh tật;…

Đối với dịch vụ số cá nhân, ngoài Viettel Money thì TV360 cũng rất tiềm năng, vì đó là những dịch vụ gắn với dịch vụ viễn thông - thế mạnh cốt lõi của Viettel. Viettel tự tin phát triển các sản phẩm/ dịch vụ số thực sự đủ lớn và đủ rộng, do có hạ tầng viễn thông, hạ tầng số sâu rộng, có khả năng đầu tư để sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng tốt nhất.

Việc kết quả chưa đạt kỳ vọng giúp Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì, thưa anh?

Thời gian tới, chúng ta sẽ quay trở lại tập trung đầu tư, phát triển một số sản phẩm chính thực sự đủ lớn và đủ rộng. Các nền tảng (platform) về công nghệ thông tin, dịch vụ giải pháp sẽ tiếp tục được cân chỉnh lại, gắn liền với thế mạnh và giá trị của Viettel.

Một số sản phẩm không hiệu quả sẽ được đánh giá lại, thậm chí loại bỏ nếu có nguy cơ không phù hợp với thị trường. Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng mà chúng ta rút ra trong năm 2022 là: Mạnh dạn bỏ những cái không hiệu quả, không phù hợp và chuyển dịch nhanh sang lĩnh vực, ngành nghề mới để tạo nguồn tăng trưởng cho Tập đoàn.

Một số sản phẩm không hiệu quả sẽ được đánh giá lại, thậm chí loại bỏ nếu có nguy cơ không phù hợp với thị trường. Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng mà chúng ta rút ra trong năm 2022 là: Mạnh dạn bỏ những cái không hiệu quả, không phù hợp và chuyển dịch nhanh sang lĩnh vực, ngành nghề mới để tạo nguồn tăng trưởng cho Tập đoàn.
Tập trung đầu tư cho các nền tảng

Tập đoàn sẽ có kế hoạch thúc đẩy các sản phẩm số tiềm năng như thế nào, thưa anh?

Viettel Cloud đã đặt được nền móng cho sự phát triển vào các năm tiếp theo. Để thúc đẩy tăng trưởng, Tập đoàn đã đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng vào hệ sinh thái này và tiếp tục đầu tư theo lộ trình đến năm 2030 lũy kế đạt 40.000 tỷ đồng.

Song song với đó, chúng ta cũng kỳ vọng vào TV360 với hai sứ mệnh. Một là thúc đẩy khách hàng sử dụng các dịch vụ dữ liệu nhiều hơn. Thứ hai, khách hàng sử dụng các dịch vụ nội dung của Viettel.

Trong phần nội dung (content), có một số nội dung Viettel miễn phí, có nội dung đặc biệt hơn thì cần trả phí. Như vậy là mình đang đi cả hai chân, vừa phát triển content, vừa thúc đẩy data. Trong giai đoạn vừa rồi, chúng ta mới cơ bản tập trung vào data là chính, phần nội dung mới chỉ bắt đầu.

Về mặt chiến lược, bản chất đối với dịch vụ phải nằm ở nội dung. Vì vậy tới đây, Tập đoàn có quan điểm là sẽ tập trung đầu tư làm thật tốt nội dung để phát triển dịch vụ, có những sản phẩm nội dung theo hướng độc quyền.

Mục tiêu xa hơn nữa là chúng ta có thể phát triển sản phẩm này ra nước ngoài.

Như anh đã nói, ngành nghề thế mạnh của Viettel là viễn thông. Tại sao anh lại tự tin cho rằng các sản phẩm, dịch vụ giúp Viettel bùng nổ trong thời gian tới thuộc lĩnh vực số?

Viettel từng gắn liền với thành công trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. Đó là dấu ấn và vẫn in đậm trong suy nghĩ của người tiêu dùng, được cả thế giới công nhận. Viễn thông đã đem lại cho chúng ta thành tựu của ngày hôm nay.

Đến thời điểm này, dư địa để tăng trưởng, phát triển viễn thông ngày càng hạn hẹp. Tiếp đến, viễn thông cũng cần đầu tư rất lớn về công nghệ mới, về tài nguyên. Việt Nam và các nước đều có sự đòi hỏi đầu tư thêm về tần số, gia hạn giấy phép với chi phí rất cao.

Với xu thế này, Viettel phải đầu tư song song vào lĩnh vực khác. Để vững chắc, chúng ta đầu tư các lĩnh vực khác thành 4 trụ: Viễn thông; Giải pháp CNTT và dịch vụ số; Nghiên cứu sản xuất công nghệ cao; Thương mại điện tử và logistics. Chi phí đầu tư phân bổ giảm dần tỷ trọng đầu tư cho Viễn thông (từ 90-92% xuống 60%-70%); và tăng dần cho các lĩnh vực khác: GP CNTT và DVS từ 3% lên hơn 10%; NCSX CN CNC từ 1% lên 10%; Chuyển phát, logistics và thương mại từ 4% lên 15%.

Đối với lĩnh vực giải pháp và dịch vụ số, chúng ta mới bắt đầu tiếp cận và phát triển thời gian gần đây nên chưa thể bùng nổ như dịch vụ viễn thông. Năm 2022 lĩnh vực này cũng đã tăng trưởng 16,3%, nâng tỷ trọng đóng góp trên doanh thu Tập đoàn lên hơn 6%. Đây cũng là xu thế chung trên thế giới, đến thời điểm này, chưa có doanh nghiệp nào làm viễn thông mà lại có sản phẩm, dịch vụ số nổi bật hơn hẳn viễn thông.

Nhưng Viettel có nền tảng kết nối là viễn thông. Các dịch vụ số có phát triển được phải nhờ vào các yếu tố: kết nối có nhanh không, chất lượng có tốt không, vùng phủ rộng không, thiết bị đầu cuối thông minh có nhiều không. Ai làm dịch vụ số cũng phải dựa trên nền tảng viễn thông. Những điều kiện đó Viettel đều đang sở hũu. Không có lý do gì mà Viettel lại không phát huy được thế mạnh của mình.

Nhớ lại thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện, màu áo của nhân viên Viettel Post tràn ra đường thì mọi người mới biết Viettel không chỉ làm viễn thông. Anh suy nghĩ thế nào về điều này?

Quả thực, viễn thông đã đem lại thành công cho Viettel ngày hôm nay. Điều này vẫn in đậm trong suy nghĩ của người dân.

Thực ra trong thị trường viễn thông thế giới, chưa có doanh nghiệp nào làm viễn thông mà lại có sản phẩm, dịch vụ số nổi bật hơn hẳn viễn thông. Đấy là một xu thế chung. Chúng ta có nền tảng kết nối là viễn thông rồi thì tiếp tục mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ khác. Trên thế giới, khi các Big Tech đầu tư vào các dịch vụ số, họ cũng phải dựa trên các nền tảng này thì mới phát triển nhanh được.

Về dịch vụ số, chúng ta đã có bộ máy, tổ chức vững mạnh, có nhân lực chuyên trách để thực hiện. Viettel đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ số và sắp tới sẽ tăng tốc để phủ sâu rộng trên thị trường.

Bản chất không phải là Viettel bỏ viễn thông để làm công nghiệp. Chúng ta là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, chúng ta vẫn có viễn thông, các lĩnh vực chuyển đổi số, sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Chúng ta cùng song song nhiều lĩnh vực để trở thành công ty công nghiệp và công nghệ chứ không chỉ là dịch vụ viễn thông. Dần dần khi Viettel phát triển đồng đều các trụ thì cột xã hội, cộng đồng sẽ có cái nhìn nhận khác. Đây cũng là định hướng phát triển 2025-2030 của Viettel.

Vì khi bạn đã ở đây, đã là người Viettel, hành động của bạn đều được gắn với tổ chức mà bạn đang gắn bó. Và nếu mọi người đều gặp những con người Viettel mang trong mình cốt cách của người Viettel thì đó chính là cách làm nên thương hiệu cho Viettel.

Thương hiệu chính là tư tưởng Viettel

Cùng với sự tăng trưởng trong kinh doanh, theo đánh giá của Brand Finance, năm 2022, thương hiệu Viettel được định giá 8,8 tỉ USD, tăng 99 bậc so với năm 2021 và là thương hiệu có giá trị tăng trưởng rất tốt. Theo anh, lý do gì tạo nên con số này?

Đây là một con số tăng trưởng tốt. So với khu vực và thậm chí so với châu lục, đây cũng là con số đáng tự hào.

Kết quả tăng trưởng giá trị thương hiệu như năm qua phần lớn đến từ sự chuyển dịch tư tưởng nhận thức đã biến thành hành động, được cụ thể hóa vào các sản phẩm, dịch vụ cốt lõi. Trong năm vừa qua, tất cả các sản phẩm, dịch vụ của Viettel giành chiến thắng tại các giải thưởng quốc tế đều đến từ các dịch vụ, nền tảng mới, từ các ngành như không gian mạng, an ninh mạng, chuyển đổi số tài chính rồi các sản phẩm chuyển đổi số từ các lĩnh vực ngành nghề…

Vậy nếu như không có Brand Finance định giá, theo anh chúng ta có cách nào hoặc các công cụ, thước đo nào để định giá thương hiệu Viettel?

Thương hiệu bao giờ cũng có những công cụ để đo đạc. Không chỉ Brand Finance, thế giới còn nhiều công ty, tổ chức khác cũng tham gia đánh giá. Chủ yếu dựa trên các tiêu chí như hiệu quả hoạt động, định hướng phát triển, trách nhiệm xã hội, tầm nhìn của doanh nghiệp... Viettel chúng ta, bên cạnh các thành tích đạt được về kinh doanh, về quản trị, về môi trường làm việc, về tầm nhìn… chúng ta còn đặt chân vào nhiều lĩnh vực ngành nghề mới ví dụ như đã bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu chip, 5G. Rồi những chương trình, chính sách chăm sóc khách hàng của mình, phục vụ khách hàng, phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân, giải quyết các vấn đề của xã hội. Ví dụ như những năm vừa rồi, trong dịch bệnh, thiên tai, Viettel đã phụng sự nhân dân và đất nước bằng rất nhiều hoạt động ý nghĩa.

Những điều này đã cộng hưởng và tạo thành giá trị thương hiệu.

Vậy theo anh, các chỉ số về thương hiệu có cần phải được theo dõi, đánh giá và trở thành các chỉ tiêu điều hành của Tập đoàn hay không?

Thương hiệu chính là tư tưởng của Viettel và mọi hoạt động đều phải bám theo để thực thi. Muốn làm tốt những cái mới, cái khó thì đều cần có chỉ số để đo. Chúng ta đã xây dựng được một thương hiệu tốt, có giá trị nhưng nếu không tiếp tục vun đắp thì sẽ trở nên mai một. Điều này đòi hỏi nỗ lực của tất cả nhân sự cùng thúc đẩy, lan tỏa. Trong kinh doanh, chúng ta đã hình thành bộ chỉ số đo. Ngay cả về tư tưởng, mục tiêu chiến lược, chúng ta cũng có chỉ số để đo. Ví dụ như mức độ trưởng thành số, tỷ trọng dịch vụ số... Lĩnh vực thương hiệu cũng cần phải có. Nhưng quan trọng là phải đo sao cho chính xác.

Khái niệm truyền thông thương hiệu đã được mở rộng ra rất nhiều. Mỗi người Viettel có nên là một đại sứ thương hiệu. Thông qua mỗi hành xử, ứng xử của người Viettel ở mọi nơi, mọi lúc thì đều góp phần truyền thông thương hiệu Viettel?

Đúng vậy. Vì khi bạn đã ở đây, đã là người Viettel, hành động của bạn đều được gắn với tổ chức mà bạn đang gắn bó. Và nếu mọi người đều gặp những con người Viettel mang trong mình cốt cách của người Viettel thì đó chính là cách làm nên thương hiệu cho Viettel.

Vì vậy, trong công việc và ngay cả trong cuộc sống, nếu chúng ta có hệ tư tưởng rõ ràng, giá trị rõ ràng thì khi gặp phải bất cứ tình huống nào chúng ta cũng có cách ứng xử phù hợp. Vì vậy, chúng ta đã xây dựng nên nền tảng tư tưởng, văn hoá Viettel rồi thì cần diễn giải, mô phỏng ra sao cho dễ hiểu nhất, dễ nhận biết, dễ ngấm và liên tục thực hành để trau dồi những giá trị văn hoá ấy. Văn hoá phải đi vào cuộc sống của chúng ta, trước mắt là trong nội bộ. Vì vốn dĩ văn hoá hay con người được tạo nên từ những thói quen, tạo nên từ những hành xử hàng ngày. Cứ thả mình vào những thói quen ấy thì dần dần mình cũng sẽ thay đổi theo những trạng thái và chiều hướng tốt lên.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện.

Năm 2022, tin vui liên tiếp báo về Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX) khi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu. Đó là sáng chế “Hệ quang học gương cầu cho thiết bị ảnh nhiệt sóng trung” và sáng chế “Phương pháp chế tạo vật liệu tổng hợp chịu nhiệt độ cao”.

Nói về sáng chế mới nhất “Hệ quang học gương cầu cho thiết bị ảnh nhiệt sóng trung”, kỹ sư quang học Trịnh Quang Trung cho biết, sáng chế đã giải quyết được bài toán đối với việc thiết kế chế tạo các hệ quang học có cự ly quan sát xa tiêu cự lớn nhưng được tối ưu kích thước nhỏ gọn thông qua việc sử dụng gương cầu kết hợp với các thấu kính.

Tuy nhiên, anh Trung chia sẻ, gương cầu và thấu kính gương là những chi tiết quang học mới và khó, đòi hỏi yêu cầu kiểm soát thông số chính xác cao, đặc biệt là khẩu độ phải tương thích với các loại cảm biến làm lạnh hiện đại và sẵn có trên thị trường. Vì vậy, đội ngũ kỹ sư đã phải dày công nghiên cứu và tự xây dựng các thông số, phù hợp với việc gia công chế tạo thông dụng không đòi hỏi các máy móc. Nhờ vậy, sáng chế đã giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí so với việc mua sản phẩm thương mại trên thị trường.

Tương tự, sáng chế “Phương pháp chế tạo vật liệu tổng hợp chịu nhiệt độ cao” cũng mang giá trị thực tiễn rất cao khi giúp sản xuất vật liệu đáp ứng được các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong lĩnh vực quân sự. Sáng chế này đưa VTX làm chủ hoàn toàn trong sản xuất các kết cấu cách nhiệt - chịu nhiệt của động cơ nhiên liệu rắn, các chi tiết thân vỏ - đầu mũi của khí cụ bay siêu âm.

Bai 40 - NCKH.2.jpeg

Những bằng sáng chế mới nhất đã góp phần hoàn thiện các sản phẩm quân sự chiến lược Made by Viettel.

Chia sẻ về quá trình hiện thực hóa sáng chế, anh Phạm Kỳ Nam – Phó Giám đốc Trung tâm Kết cấu, Vật liệu, cho biết, trong thực tế triển khai xảy ra hiện tượng thiếu hụt các trang thiết bị chế tạo máy móc chuyên dụng ở Việt Nam như lò chân không nhiệt độ cao, thiết bị ép nhiệt độ cao… Thêm vào đó, vật tư các chủng loại nhựa đặc biệt, vật liệu nano carbon rất khan hiếm.

“Nhóm nghiên cứu đã phải không ngừng cải tiến phương pháp để có thể hoàn toàn chế tạo tại Việt Nam, là sản phẩm made in Vietnam, bởi người Viettel”, anh Nam chia sẻ.

Không ngừng ở đó, nhóm nghiên cứu Vật liệu composite cũng đã nghiên cứu, cải tiến và làm chủ các công nghệ composite tiên tiến như công nghệ quấn đan - Filament winding, công nghệ truyền dẫn nhựa khuôn kín Resin transfer moulding… phục vụ cho các sản phẩm hàng không vũ trụ của VTX.

“Các sáng chế mới này cũng đã được đăng ký và khả năng được cấp bằng bảo hộ rất cao trong tương lai”, Phó Giám đốc Nam nhấn mạnh.

Banner Bai 40 - 2.jpg

Anh Phạm Kỳ Nam (trái) và anh Trịnh Quang Trung (phải).

Được thành lập năm 2017, nhiệm vụ của VTX là nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các loại máy bay không người lái (UAV), các loại trang bị kỹ thuật công nghệ cao theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự và phục vụ dân sinh; liên kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Dù chỉ mới 5 năm tuổi, nhưng VTX đã triển khai thành công nhiều dự án quan trọng, trong đó có những lĩnh vực rất mới, khó và phức tạp đối với Việt Nam cũng như trên thế giới.

Với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các trang bị kỹ thuật, sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, VTX đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất tại lễ kỷ niệm 5 năm Ngày truyền thống của đơn vị (25/2/2017 - 25/2/2022).

Thành công trên của VTX đã đưa Việt Nam trở thành một trong số rất ít các nước có khả năng làm chủ các sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của người Việt với thế giới.

nckh3.jpg
Năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội đã được cấp 56 bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam cùng với 11 bằng bảo hộ sáng chế tại Mỹ do Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp. Các sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ là minh chứng cho năng lực tự chủ của Viettel trong nghiên cứu, phát triển các công nghệ lõi trong sản xuất, chế tạo công nghệ cao, khẳng định vị thế tiên phong công nghệ, hướng tới mục tiêu trở thành nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel. Số lượng các sáng chế của Viettel ngày càng tăng, không chỉ ở lĩnh vực dân sự mà còn ở lĩnh vực quân sự. Trong tổng số các sáng chế của Tập đoàn, danh sách bằng sáng chế của VTX nổi trội với 19 bằng sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam và 9 bằng tại Mỹ.

Năm 2022, người hâm mộ chứng kiến những đóng góp vượt bậc của các cầu thủ Viettel trong màu áo đội tuyển quốc gia các cấp đội tuyển.

Năm 2022, Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vương tại SEA Games 31. Các cầu thủ trẻ Viettel đã đóng góp có Nhâm Mạnh Dũng, Phan Tuấn Tài, Thanh Bình và Hoàng Đức. Sẽ nhiều người không quên được khoảnh khắc trái bóng từ chân Phan Tuấn Tài vẽ một đường cong, đưa thẳng đến vị trí của Nhâm Mạnh Dũng, tiền đạo mang áo số 17 của U23 Việt Nam bật lên cao, tung ra một cú lắc đầu điệu nghệ đưa bóng vào góc hiểm khung thành U23 Thái Lan…

Đó cũng là bàn thắng duy nhất của trận Chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31. U23 Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vô địch trước đại kình địch Thái Lan. Người kiến tạo là cầu thủ Viettel và người ghi bàn duy nhất cũng là cầu thủ Viettel.

Bên cạnh 4 tuyển thủ của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam, hiện tại thủ lĩnh đội tuyển U17 Việt Nam là Nguyễn Công Phương. Thủ lĩnh U19, U20 Việt Nam là Khuất Văn Khang. Băng thủ quân đội tuyển quốc gia Việt Nam trong năm 2022 cũng từng thuộc về Bùi Tiến Dũng. Những gương mặt cầu thủ trẻ này đều đến từ CLB bóng đá Viettel và là nhân tố trụ cột cho tương lai bóng đá Việt.

.

Kỷ lục bóng đá trẻ Việt Nam thuộc về Viettel

Năm 2022 ghi dấu một kỷ lục của bóng đá Việt Nam: cầu thủ Khuất Văn Khang khoác 4 màu áo của 4 cấp độ đội tuyển: đội tuyển U19 Việt Nam, U20 Việt Nam, U23 Việt Nam và Đội tuyển Quốc gia Việt Nam. Ngày 21/9, đội tuyển quốc gia Việt Nam gặp đội tuyển Singapore. Cầu thủ 19 tuổi này ghi bàn nâng tỷ số lên 4-0 trong chiến thắng của Việt Nam.

Khuất Văn Khang vào sân ở phút 76 và chỉ 8 phút đã có bàn thắng mừng ngày trình làng đội tuyển quốc gia. Pha bóng thú vị trong khu vực 5m50, Khuất Văn Khang nỗ lực gây áp lực trung vệ đội trưởng lão làng Harris Harun. Anh bất ngờ xoạc bóng, ghi bàn trong sự ngỡ ngàng của đội Singapore.

Tại Cup U.23 Châu Á, Khuất Văn Khang giành được 2 lần AFC chấm là cầu thủ xuất sắc nhất trận. Chàng trai đang giữ kỷ lục khi có tên trong đội hình của 4 đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội 1 của Viettel FC.

Riêng đối với đội trưởng U17 Việt Nam Nguyễn Công Phương , Tiền vệ được tuyển chọn đi tập huấn ở Đức, liên tục chơi hay trong màu áo U.16 Việt Nam ở giải U.16 Đông Nam Á. Giải đấu mà chính Công Phương đã ghi bàn giúp U.16 Việt Nam thắng 2-0 trước U.16 Thái Lan ở bán kết trước khi tiến vào chung kết.

Sau đó, tiền vệ sinh năm 2006 tiếp tục cùng U.17 Việt Nam đi tập huấn ở Nhật Bản nửa tháng trước khi tham dự vòng loại U.17 châu Á. Công Phương được đánh giá cao ở khả năng kiểm soát, điều phối bóng và giữ nhịp ở tuyến giữa. Sau 3 trận ra sân với vai trò là đội trưởng của U.17 Việt Nam tại vòng loại U.17 châu Á, Công Phương đóng góp 2 bàn thắng.

Khát vọng đưa bóng đá Việt Nam tiến vào World Cup

“Chìa khóa” nằm ở Trung tâm Thể thao Viettel – cái nôi của những Bùi Tiến Dũng, Hoàng Đức, Thanh Bình và bây giờ là Nhâm Mạnh Dũng, Phan Tuấn Tài, Khuất Văn Khang hay nhỏ hơn nữa là Công Phương. Mê bóng đá, thích Quân đội, Khuất Văn Khang đã đến CLB Viettel từ năm 10 tuổi. Hoàng Đức cũng bước vào ngôi nhà chung Viettel năm 13 tuổi, Nhâm Dũng, Thanh Bình đều bắt đầu khi 12 tuổi. Hơn 10 năm rèn rũa, những trái ngọt mùa vàng bội thu đã khẳng định giá trị trong chiến lược của Trung tâm Thể thao Viettel. Hành trình chuyên nghiệp góp phần nâng tầm bóng đá Việt Nam đã được khẳng định qua những dấu mốc thành công này.

Ban Giám đốc và các huấn luyện viên Viettel FC đặt yêu cầu rất cao cả về chuyên môn và ngoài chuyên môn, trong đó đạo đức, kỉ luật và thái độ là những điều tiên quyết. Ở Viettel, kết quả học tập trên ghế nhà trường là một trong những điều kiện để đánh giá vận động viên. Đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, lấy yếu tố con người là trọng tâm – đó là nền tảng cho mọi hoạt động đào tạo chuyên môn tại đây.

Năm 2022, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đặt mục tiêu năm 2030 đưa bóng đá Việt Nam vào chung kết World Cup. Và đã từ nhiều năm nay những bảng khẩu hiệu treo trên hàng lanh khu nhà vận động viên Viettel in đậm dòng chữ “nâng tầm bóng đá Việt”, “Đưa Việt Nam bước vào World Cup” như ước mơ của hàng triệu người dân Việt.

Năm 2022, Tập đoàn Viettel vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ vô cùng cao quý. Mỗi cán bộ, nhân viên TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) đang từng ngày, từng giờ nắm bắt công nghệ lõi, làm chủ thêm nhiều khí tài hiện đại, trở thành bộ phận quan trọng và mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Giải thưởng danh giá nhất Việt Nam

Ngày 19/05/2022, tại Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học Công nghệ đồng tổ chức buổi lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ cho Viettel. Giải thưởng dành cho 2 công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự được thiết kế, sản xuất bởi 49 kỹ sư, nhà khoa học trẻ của TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT). Tại đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt ghi nhận 2 công trình nghiên cứu sản xuất khí tài công nghệ cao của Tập đoàn Viettel.

dsc5824.JPG

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ niềm vui cùng lãnh đạo chỉ huy, gia đình của các tác giả nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.

“Hai công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh có tiến bộ vượt bậc về công nghệ, góp phần nâng cao tiềm lực quân sự quốc phòng và tiết kiệm ngân sách rất lớn so với việc nhập khẩu. Đây là công trình có giá trị to lớn, thể hiện trí tuệ, tài năng và sự tận tâm tận lực của các nhà khoa học quân sự Việt Nam vào công cuộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời phục vụ tốt đời sống của nhân dân”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và của đồng chí Chủ tịch nước đối với công trình khoa học đặc biệt xuất sắc do Tập đoàn Viettel nghiên cứu và phát triển”.

Trách nhiệm thiêng liêng với Tổ quốc

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng tại khu vực Đông Nam Á. Trong mọi hoàn cảnh, cả về phương diện chính trị - quân sự - quốc phòng hay kinh tế - xã hội, Việt Nam phải chủ động tăng cường phạm vi cảnh giới, đảm bảo trang thiết bị bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

phonglabtcdt.jpg

Tận tụy nghiên cứu cho các sản phẩm quân sự công nghệ cao.

Đây là bài toán thực tế để tập thể kỹ sư của VHT tập trung nghiên cứu, vượt khó, sáng tạo trong thời gian dài cho 2 công trình nghiên cứu khí tài quân sự đáp ứng được yêu cầu an ninh quốc phòng của lực lượng vũ trang.

Khoảnh khắc cùng 48 đồng nghiệp nhận bằng khen từ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thiếu tá Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tác chiến điện tử - VHT, không giấu nổi cảm xúc tự hào. Đối với người thiếu tả trẻ tuổi, đây là giải thưởng quá đỗi vinh quang, song cũng là áp lực để những kỹ sư mang trong mình hai chữ “Viettel” cống hiến nhiều hơn, chiếm lĩnh những đỉnh cao mới.

Kế thừa những nền tảng khoa học công nghệ cao đã làm chủ cũng như phát huy sức mạnh nội lực, tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của người Viettel, các kỹ sư VHT liên tục cho ra đời những khí tài mới, sở hữu công nghệ lõi mà chỉ một số ít nước làm chủ, có thể kể đến như: Radar 3D băng tần S, hệ thống mô phỏng kíp chỉ huy bay và phi công Su30-MK2 đáp ứng đồng thời huấn luyện 12 máy bay bay,…

Sau 4 năm nghiên cứu, năm 2022, các kỹ sư Trung tâm Radar đã làm chủ hoàn toàn hệ thống đài radar 3D băng S bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cơ khí. Trong dự án này, các kỹ sư nhóm đề tài đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công 1 sản phẩm radar chiến thuật và 1 đài radar tầm trung.

IMG_1278.jpg

Đồng hành với các đơn vị Quân đội nghiên cứu, kiểm thử sản phẩm.

Những ngày đầu tiên bắt tay làm hệ thống radar 3D, anh em kỹ sư thực hiện “3 cùng” với đơn vị chiến đấu để nắm bắt nhu cầu, mong muốn từ khách hàng. Sản phẩm mẫu ra đời, các kỹ sư tiếp tục “3 cùng” để đơn vị góp ý, chỉnh sửa tính năng.

“Ngày sản phẩm hoàn thiện, đơn vị sử dụng đã thốt lên rằng: “Không tin nổi đây là sản phẩm của các anh”, người ta không tin mà mình lại làm được. Hạnh phúc chứ!”, Chủ nhiệm đề tài radar 3D Nguyễn Thế Anh, Trưởng phòng khai thác dữ liệu Radar, Trung tâm Radar, VHT bồi hồi nhớ về ngày khách hàng tiếp nhận thử nghiệm sản phẩm.

Những thành tựu ngày hôm nay là thành quả công sức nhiều thế hệ người Viettel trong suốt hành trình chinh phục lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Các kỹ sư VHT luôn hiểu rằng: sử dụng các thiết bị, công nghệ yếu kém chẳng khác nào quả bom hẹn giờ. Chất lượng vũ khí, khí tài là máu, là sinh mệnh của chiến sĩ, là vận mệnh của Tổ quốc. Người làm sản phẩm quân sự chỉ có một lựa chọn mục tiêu cao và chất lượng tốt nhất sản phẩm. Hơn 1.000 kỹ sư VHT là từng cá thể riêng biệt song vì chung mục tiêu ấy, họ đồng lòng, gắn kết để tạo ra nguồn năng lượng làm việc lớn, xây dựng được năng lực về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm vươn tầm khu vực và thế giới, đưa Viettel trở thành hạt nhân tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Trong những tương tác với chuyên gia bên ngoài, người Viettel không chỉ nhận về những kinh nghiệm về thành công, thất bại trên thế giới. Niềm tin về con đường tiến lên được khẳng định bởi tầm nhìn từ góc nhìn bên ngoài.

Philipp Rosler – Nguyên Phó thủ tướng Đức

Trong cuộc đối thoại với CBNV Viettel tháng 8/2022, vị chính trị gia gốc Việt thể hiện niềm tin vào công nghệ số. Bằng kinh nghiệm và những đúc kết từ khi còn góp phần điều hành một cường quốc công nghệ, ông Phillipp Rosler đưa ra những nhận định về tương lai của CMCN 4.0 và cơ hội của Viettel.

Ricky Corker – Tổng Giám đốc Kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Nokia

Là một trong những tượng đài về công nghệ viễn thông, Nokia đã có cú chuyển mình từ nhà cung cấp thiết bị đầu cuối trở thành nhà cung cấp giải pháp và công nghệ hạ tầng. Nhiều người gọi đó là thất bại và sụp đổ, một số người khác coi câu chuyện của Nokia là sự hồi sinh của phương hoàng. Nhưng xuyên suốt thăng trầm của Nokia, công nghệ lõi và tài sản trí tuệ đóng vai trò sinh tử. Những câu chuyện của lãnh đạo cấp cao tập đoàn Nokia chia sẻ với đội ngũ lãnh đạo của Viettel thể hiện điều đó.

Nhà báo Diễm Quỳnh – Giám đốc TT Sản xuất phim truyền hình, Đài THVN

Là giám khảo khách mời của Viettel trong cuộc thi Innovative-Me 2022, Nhà báo Diễm Quỳnh bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với sức trẻ và khả năng liên tục đổi mới của người Viettel trong công việc và trong cách tạo ra những giá trị sáng tạo mới.

Yêu, ghét, giận, thương, kính trọng, sợ hãi,… những cung bậc cảm xúc giấu kín bao năm bỗng tràn về theo những cánh thư trong một cuộc thi Dear Sếp.

Hận sếp

Trong ấn tượng đầu tiên của chị Thu Hà, Công ty An ninh mạng Viettel (VCS), sếp của chị - anh Nguyễn Đăng Tiệp, Trưởng phòng Điều hành dự án kinh doanh VCS – là một người “không cao lớn, không nhỏ bé, không trẻ, không già”. Vậy mà anh kể câu chuyện hút hồn từ buổi đầu tiên, từ công việc, đam mê, cuộc đời,… Và chị bị lừa vào tình yêu với Viettel.

“Anh em kỹ thuật làm ngày làm đêm. Công việc dồn đống. Mình anh làm không xuể. Khách hàng xếp dài chỉ thiếu nước lạy lục xin mình sang làm. “Mọi thứ đều sơ khai, như tờ giấy trắng, em muốn vẽ gì cũng được”. Và viễn cảnh tươi sáng “về với anh không bao giờ sợ đói"... Tôi đã bị anh “lừa” như thế.” – chị Hà viết.

Để rồi sau 2 tuần “bập” vào công việc, sốc văn hóa, áp lực khiến chị Hà thậm chí đã muốn nghỉ việc. Anh Tiệp vẫn nhẹ nhàng, trầm ấm, nhiệt huyết giải từng khúc, hướng dẫn tận nơi để chị Hà vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Hận vì bị lừa, yêu cũng vì bị lừa.

Yêu sếp

“Chị Liên, chị là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng có. Cảm ơn bạn vì tất cả những năm hướng dẫn và lời khuyên mà bạn đã mang đến cho tôi”, Sharon Kessy – nhân viên CSKH Viettel Tanzania, chia sẻ về chị Nông Thị Liên – TT Kinh doanh Giải pháp Quốc tế, VTS – khi chị công tác tại thị trường này. Là người “có trái tim nhân hậu, từ bi, hiểu biết, thật thà, tận tụy và nhiều hơn thế nữa, chị ấy luôn là người lắng nghe cho dù vấn đề là gì, chị ấy sẽ hỗ trợ bạn và đảm bảo rằng nó đã được giải quyết”, Sharon khẳng định.

Sợ sếp

“Đối với em may mắn khi được anh nhận vào làm việc tại công ty tính đến nay cũng được 3 năm 6 tháng. Quãng thời gian này bảo dài cũng không phải dài nhưng nó cũng không ngắn, và trong thời gian này em SỢ. Gặp anh lần đầu trong buổi phỏng vấn vào Công ty, một người đàn ông cao, đậm người, vẻ mặt nghiêm nghị lại là Giám đốc của một đơn vị trong Quân đội, em RUN, mặc dù trước đó rất tự tin”, anh Trung Kiên, Công ty Tư vấn và Dịch vụ Viettel – VTK, chia sẻ về kỷ niệm về anh Vũ Tiến Duy – Giám đốc Công ty.

Để rồi, sau thời gian, “vẫn là SỢ nhưng càng về sau nó càng lạ. Không phải vì SỢ bị anh mắng mà là SỢ không được anh mắng, vì lúc đó em chẳng biết mình sai ở đâu”. Sự nghiêm nghị, sát sao công việc thể hiện song hành với tâm huyết đã biến nỗi sợ thành niềm kính phục.

Thần tượng sếp

Không lòng vòng, chị Nguyễn Thu Hằng, Viettel Nam Định, khẳng định: “Nếu ai đó hỏi rằng, thần tượng của em ở Viettel là ai, em sẽ không ngần ngại trả lời: một trong 2 người em thần tượng nhất ở Viettel trong số những người em đã gặp, đó là anh Phùng Cường”.

Thần tượng sếp là một hiện tượng phổ biến ở Viettel. Cũng dễ hiểu vì để “lên sếp” ở Viettel không dễ. Theo tiêu chuẩn, người chỉ huy phải đáp ứng “3 trong 1”, vừa lãnh đạo, vừa quản lý, lại là chuyên gia lĩnh vực. Và như vậy, sự quan tâm, hướng dẫn, chăm sóc còn vượt ra khỏi công việc. Vừa là đồng chí vừa là anh em, đồng nghiệp cũng là người thân trong Ngôi nhà chung.

Trong ảnh là món quà của anh chị em CBNV VTS tặng anh Phùng Cường trước khi nhận nhiệm vụ công tác tại Campuchia.

Ghét sếp

“Sếp mệnh hỏa còn em mệnh thủy” – đây là cách lý giải duy nhất của đồng chí Nguyễn Thị Nhung, Công ty Xi măng Cẩm Phả, khi mới làm việc cùng người sếp mới. Chị kể lại: “Sếp mệnh hỏa còn em mệnh thủy nên có lẽ không hợp là điều tất yếu”.

Thời gian đầu khi Phòng Thanh tra – Pháp chế mới thành lập, quân số còn ít, việc thì nhiều, “vạn sự khởi đầu nan” trong khi sếp là một người chỉn chu, cầu toàn, đòi hỏi mọi việc phải hoàn hảo từ những thứ nhỏ nhất. Điều đó khiến chị Nhung cảm thấy rất áp lực, thậm chí có lúc muốn từ bỏ công việc.

Thương sếp

“Sếp là để yêu thương” là thông điệp anh Lê Tiến Đạt, Công ty Xi măng Cẩm Phả, khi kể những câu chuyện về anh Bùi Thanh Bình, Chánh văn phòng của Công ty. Những câu chuyện từ khi còn là “lính mới”, được người anh huấn luyện, giao việc, chứng kiến anh dìu dắt cả tập thể hoàn thành nhiệm vụ, những tình cảm dành cho người sếp của mình của anh Đạt cô đọng thành câu chữ: “Trong tôi, Sếp không phải để nói xấu, Sếp là để yêu thương. Nếu không có sếp ngày hôm ấy đã không có tôi ngày hôm nay”.

Biết ơn sếp

Có lẽ, đây là sắc thái tình cảm dạt dào nhất trong cuộc thi Dear Sếp, thông qua số lượng bài viết, và xuất hiện trong bất cứ bài viết dự thi nào.

“Chúng tôi tự hào vì có anh ở đây! Bên cạnh sự nể phục về một con người tài giỏi, sáng suốt, điều hành công việc một cách khoa học, thì anh luôn là người truyền cảm hứng, mang lại sức lửa nhiệt huyết tới toàn thể nhân viên của mình”, chị Lê Phương Thảo, CNBC Viettel Hải Dương, chia sẻ về người giám đốc chi nhánh của mình – anh Nguyễn Trung Kiên.

Anh là một người tình cảm, tâm lý. Tôi rất kính trọng anh. Trong câu chuyện thường ngày chúng tôi vẫn xưng hô với anh là “Sếp”, nhưng trong bài viết này, tôi xin phép gọi là “anh” vì anh sống rất tình cảm với chúng tôi, nên chúng tôi cũng coi anh như “người anh cả” trong đại gia đình này.

Không coi sếp… là sếp

“Chị ơi!

Chỉ là chị thôi, chị nhỉ, em quên mất vai sếp của chị từ lâu lắm rồi ấy. Chả có sếp nào như chị, với 1 đứa ngang ngạnh, cứng đầu như em mà chị chưa bao giờ nổi giận, chỉ nhẹ nhàng quan tâm vun vén, nhỏ nhẹ bảo ban, kiên nhẫn như đối với cô em gái ngờ nghệch của mình”.

Dường như tình cảm đã thấm trong từng câu chữ khi chị Phạm Thị Bích Thủy, Ban Đầu tư – Xây dựng Tập đoàn, chia sẻ về chị Nguyễn Hải Lý – Chủ tịch TCT Đầu tư Quốc tế Viettel. “Lúc nào cũng xăng xái lo toan như gà mẹ sẵn sàng che lấy đàn con trong đôi cánh mình. Em không nhớ, không biết điều gì là ấn tượng nhất. Chị trong em toàn những điều vụn vặt, ấm áp, thân thương”.

Gần 200 bài dự thi trong thời gian 3 tháng, tuy nhiều so với một cuộc thi, nhưng chỉ là phần rất nhỏ khắc họa cho tình cảm trong Ngôi nhà chung Viettel. Sẽ còn nhiều, rất nhiều tình cảm nữa của hơn 40.000 người Viettel trên toàn cầu chưa được kể ra. Từ lãnh đạo Tập đoàn, đến những nơi tận cùng tuyến huyện, người Viettel cùng nhau xông pha vào mưa lũ, cùng nhau thức xuyên đêm cho những dự án thần tốc, cùng nhau vò đầu cho các bài toán khó, trong 24 giờ mỗi ngày, chúng ta đã dành 8 giờ, thậm chí là 10 – 12 giờ ở cơ quan, dành cho đồng nghiệp.

Có những cảm xúc chỉ có thể cảm nhận, trân quý nhưng không thể nói lên lời, nhưng chúng ta luôn cảm nhận được từ ngay chính đồng nghiệp. Bởi tại đây, chúng ta không chỉ làm việc, mà còn sống nữa. cùng yêu thương, chăm sóc và gây dựng sự nghiệp phụng sự cuộc đời.

Được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị có bề dày truyền thống của Quân đội, TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) sẵn sàng chiến lược hiện thực hóa khát vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo các sản phẩm điện tử, viễn thông, cáp quang và cơ khí chính xác.

Hiện tại, VMC đang sở hữu hệ thống cơ sở vật chất lớn nhất trong khối Nghiên cứu sản xuất Viettel với diện tích khoảng 22 hécta tại 3 địa điểm. Trong đó, trụ sở chính của VMC được đặt tại An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội), 2 cơ sở sản xuất tại xã Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội) và Khu CNC Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội).

Theo kế hoạch, VMC sẽ xây dựng Nhà xưởng X5 với diện tích 9.600 m2 cho gia công cơ khí phục vụ sản xuất khí tài công nghệ cao và Xưởng X4 với diện tích 12.000 m2 phục vụ tích hợp khí tài lớn.

Xí nghiệp Cáp quang và Phụ kiện viễn thông (PKVT) tại cơ sở Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội), có 12 dây chuyền sản xuất trên diện tích 10.000m2 nhà xưởng, công suất trên 300.000 km cáp quang các loại mỗi năm. Xí nghiệp được định hướng đầu tư nâng cấp, mở rộng nghiên cứu các phụ kiện viễn thông, , giữ vững vị thế nhà sản xuất cáp quang số 1 Việt Nam, đón bắt xu thế phát triển của các nhà mạng trong và ngoài nước.

Xí nghiệp Cơ khí của VMC đặt tại Khu CNC Hòa Lạc có diện tích 3.000m2 nhà xưởng, được trang bị các loại máy gia công cơ khí chính xác công nghệ cao đến từ các nhà cung cấp uy tín nhất trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật…

Đơn vị tập trung sản xuất các sản phẩm công nghệ cao lưỡng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng, hàng không vũ trụ, dầu khí, năng lượng…

Xí nghiệp Linh kiện và Thiết bị điện tử có diện tích 5.000m2 nhà xưởng, được trang bị 4 dây chuyền SMT ứng dụng công nghệ hàn dán linh kiện bề mặt tiên tiến trên thế giới, có thể đạt công suất khoảng 1.000.000 linh kiện/giờ và sản xuất đến 300.000 thiết bị mạng quang/tháng.

Xí nghiệp Lắp ráp và Tích hợp hệ thống với diện tích 4.100m2 nhà xưởng có thể tích hợp các cấu kết kiện kích thước đến 20m và đa dạng thiết bị phục vụ cho hệ thống thông tin điều khiển trong lĩnh vực Quốc phòng an ninh.

Với cơ sở vật chất sẵn có và không ngừng nâng cấp, VMC đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu đến năm 2025 đạt 8.100 tỷ đồng/năm và lợi nhuận 459 tỷ đồng. Mức tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt trên 30%.

VMC là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đầu tiên và duy nhất hiện tại sở hữu các chứng chỉ trong ngành Hàng không Vũ trụ như tiêu chuẩn AS9100 Rev.D, chứng chỉ Nadcap… Hiện tại, VMC đã tham gia chuỗi cung ứng các vật tư, linh kiện cho nhiều tập đoàn hàng không vũ trụ lớn như Meggit, Boeing, Airbus…

Định hướng chiến lược của VMC mở rộng kinh doanh ra bên ngoài bằng việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới, sản xuất các vật tư, linh kiện cơ khí - điện tử cho công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và dân dụng, nghiên cứu robot tự hành trong nhà xưởng thông minh, đón bắt xu hướng thế giới trong lĩnh vực Dầu khí và năng lượng xanh; làm chủ công nghệ vật liệu mới như các sản phẩm composite, xử lý bề mặt, phát triển các thiết bị và phụ kiện cho lĩnh vực viễn thông, các thiết bị thông minh IoT và hệ sinh thái thiết bị cho mạng 5G…

Động lực phát triển của thế giới đang tiếp bước cho người trẻ nhưng đó cũng là những thách thức cho họ khi phải vươn mình và chứng tỏ bản thân. Nhắm mắt đã thấy tuổi trẻ qua đi, vậy bạn học được điều gì, trải nghiệm được điều gì?

Nguyễn Chí Thanh - Trưởng phòng Kiến trúc dữ liệu, Ban CNTT Tập đoàn, nhớ lại thời điểm khi bắt đầu rời khỏi trường đại học năm 2017, Big Data vẫn là một điều gì đó mới mẻ tại Việt Nam. Viettel là nơi đầu tiên Chí Thanh có cơ hội làm việc, thử sức mình trên con đường Big Data.

Anh Vũ Trọng Đại - Giám đốc Trung tâm Kết cấu vật liệu, Viện Hàng không vũ trụ Viettel) - sau khi bảo vệ thành công tiến sĩ chuyên ngành Khoa học vật liệu tại Pháp, khao khát lớn nhất của anh là được cống hiến cho đất nước. Anh đóng góp cho Viettel 4 bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam và 2 bằng sáng chế bảo hộ độc quyền tại Mỹ trong vai trò tác giả và đồng tác giả.

Lê Quang Hiếu, PGĐ Trung tâm VHKT toàn cầu - TCT Mạng lưới Viettel, đảm nhận vai trò Giám đốc công nghệ Viettel Cloud – hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam. Anh là một trong ba người sáng lập Cộng đồng Điện toán đám mây mã nguồn mở OpenStack Việt Nam, được tổ chức OpenStack Foundation lựa chọn là đại diện chính thức tại Việt Nam. Anh nung nấu khát vọng đưa tên tuổi Việt Nam vươn tầm quốc tế, sánh vai cùng các cường quốc năm châu ở lĩnh vực công nghệ.

Phạm Văn Khánh, Chuyên viên chính phòng An ninh mạng ứng dụng hệ thống - Công ty An ninh mạng Viettel, xuất sắc với 3 năm liên tiếp (2019-2021). Chàng trai "hacker mũ trắng" nằm trong danh sách TOP100 chuyên gia bảo mật hàng đầu thế giới do Microsoft vinh danh (năm 2020 anh đạt được thứ hạng 19). Anh chọn ở Việt Nam, gắn bó với Viettel vì hiểu được giá trị của công việc mình mang lại không chỉ cho cá nhân, Tập đoàn mà cả niềm tự hào dân tộc.

Viettel có những bài toán đủ khó, những “ngọn núi" đủ cao, và cũng có những người dẫn đường, người đồng đội đủ tài năng để các em hiện thực hoá khát vọng.

Ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel

Muốn thành công cần chinh phục những “ngọn núi” cao

Muốn thể hiện năng lực bản thân chắc hẳn người trẻ phải tìm cho mình những cơ hội, những "vùng đất" màu mỡ để có thể chứng minh được thực lực. Thanh, Đại, Khánh, Hiếu và rất nhiều người Viettel trẻ xuất sắc khác đều có điểm chung: không chấp nhận thành tựu đã có, luôn khát khao chinh phục những mục tiêu mới. Trong đó giá trị cho tổ chức, dân tộc và đất nước. Viettel là môi trường có đủ những "ngọn núi" cho bạn trẻ yêu thích chinh phục thử thách và cống hiến. Từ cái nôi Viettel, những người trẻ tuổi ấy đã được trao cơ hội để khẳng định bản thân, để tuổi trẻ thực sự là những điều ý nghĩa. Đây chính là một môi trường phù hợp với những người trẻ đam mê công nghệ có thể cống hiến hết mình, chinh phục những thách thức, những bài toán tầm cỡ quốc tế.

Chủ động để trở thành người khổng lồ

Năm 2022, hình ảnh sản phẩm thiết bị 5G với thương hiệu Viettel liên tục xuất hiện trong những sự kiện viễn thông quốc tế và nhận được nhiều đánh giá uy tín từ giới công nghệ. Nỗ lực và đam mê của đội ngũ khoa học đến từ TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel đã dần kết trái.
Đọc thêm

Đánh thức phiên bản hạnh phúc cùng văn hóa đọc

Cuối năm 2022, dự án lan tỏa văn hóa đọc tại TCT Mạng lưới đã trở thành điểm sáng trong phong trào đọc sách của toàn Tập đoàn, để lại những dư âm hạnh phúc cho người VTNet qua chuỗi sự kiện chưa từng có tại Viettel.
Đọc thêm

Tôi tự hào khi cùng Viettel tới đấu trường SEA Games

Từng coi chạy bộ là nhàm chán, chạy 1-2km đã muốn bỏ cuộc, bị "ép" tham gia giải chạy đầu tiên là những điều ít ai biết về chân chạy Dư Văn Cường - TT Kỹ thuật Toàn cầu - người Viettel duy nhất được thử sức với bộ môn điền kinh tại SEA Games 31.
Đọc thêm

Hành trình mới - Cơ hội mới

Trong căn phòng họp tại Viettel quận Ba Đình, Hà Nội, hơn 10 tư vấn viên sôi nổi thảo luận các giải pháp mới để tăng trưởng doanh thu cho đơn vị. Luồng gió mới từ sự dẫn dắt của chị Đặng Thị Chi đưa đơn vị từ nhóm cuối lên đầu bảng xếp hạng thi đua.
Đọc thêm

Bước khởi đầu trên hành trình mới

Ngày 20/11 năm nay là một dịp vô cùng đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên, CBNV của Học viện Viettel khi lần đầu tiên đón nhận những bó hoa từ những học viên không phải là đồng nghiệp.
Đọc thêm

Nhỏ lại để trở thành khổng lồ

Năm 2022 là năm có nhiều thay đổi lớn với Công ty Truyền thông Viettel (Viettel Media - VTM) khi giải bài toán tự chủ sau khi bàn giao lại 2.700 tỷ đồng doanh thu sang TCT Viễn thông Viettel (VTT).
Đọc thêm

Mỗi shipper là một “chiến sĩ bưu tá”

Với mục tiêu phát triển toàn diện Viettel Post, Tổng Giám đốc (TGĐ) Viettel Post Hoàng Trung Thành đặc biệt chú trọng đến yếu tố con người, coi con người là chiến lược cốt lõi cho mọi chiến lược. Trong kế hoạch của anh, hàng chục nghìn shipper đều là người trong một nhà, chung một chiến tuyến.
Đọc thêm

Tôi tự hào khi cùng Viettel tới đấu trường SEA Games

Từng coi chạy bộ là nhàm chán, chạy 1-2km đã muốn bỏ cuộc, bị "ép" tham gia giải chạy đầu tiên là những điều ít ai biết về chân chạy Dư Văn Cường - TT Kỹ thuật Toàn cầu - người Viettel duy nhất được thử sức với bộ môn điền kinh tại SEA Games 31.
Đọc thêm

VIETTEL DIGITAL TALENT: Tài năng trẻ tỏa sáng từ thực chiến

“Viettel Digital Talent không phải chỉ đề đào tạo nhân sự cho Viettel mà xuất phát từ mong muốn đào tạo những nhân tài công nghệ cho đất nước, phục vụ chuyển đổi số. Với những nền tảng, kiến thức thu được ở đây sẽ giúp các em có thể tỏa sáng dù cho bất cứ ở đâu, lĩnh vực nào”.
Đọc thêm

Tuổi trẻ là không dừng lại

Lợi thế của tuổi trẻ là thời gian. Thế nhưng mỗi người trẻ ở Viettel lại không để lãng phí từng giây, từng phút và biến từng khoảnh khắc trở nên giá trị. Họ được tin tưởng để trao những thử thách lớn, sống và làm việc hết mình nên kết quả dù thế nào cũng là xứng đáng.
Đọc thêm